Vay đến 9,7 tỉ USD, EVN trở thành quán quân nợ
Giữ vị trí quán quân vay nợ với 9,7 tỉ USD Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại tiếp tục than chi phí đầu vào tăng khi được yêu cầu tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí.
Tổ công tác Chính phủ làm việc với Tập đoàn Điện lực VN chiều ngày 21-6 - Ảnh: N.AN
|
Việc tăng giá bán than của TKV cho sản xuất điện là một trong các nguyên nhân khiến tổng chi chi sản xuất kinh doanh tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng thêm 7.230 tỷ đồng so với kế hoạch.
Thông tin được ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN, đưa ra tại buổi làm việc của Tổ công tác của Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN diễn ra chiều ngày 21-6.
Quán quân vay nợ với 9,7 tỉ USD
Rất nhiều vấn đề từ bảo đảm cung ứng điện, thúc đẩy đầu tư các dự án một cách hiệu quả đến quá trình tái cơ cấu EVN được ông Nguyễn Cao Lục, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ phó Tổ công tác của Chính phủ, chủ trì hội nghị nêu ra.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đến năm 2015, EVN giữ “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty khác, đặc biệt khi phần lớn nợ của EVN là do Chính phủ bảo lãnh.
Cụ thể, trong năm 2015, tập đoàn này vay thêm 2 tỷ USD, nâng tổng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ lên con số 9,7 tỉ USD.
Nhắc đến con số này, ông Lục truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu EVN phải giảm chi phí gián tiếp, trực tiếp để tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí.
Theo đó, ông Lục yêu cầu EVN đưa ra các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 11,5%, đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, trong đó cần giải pháp về nguồn cung điện, không để ảnh hưởng tới lạm phát.
“Thủ tướng yêu cầu, hiện nay một số trường hợp quá tải lưới điện cục bộ ở địa phương gây mất an toàn hệ thống. Có đến 12.632 cuộc gọi trong 4 ngày nóng vừa qua liên quan tới sự cố. Vậy EVN có kế hoạch gì để đảm bảo cung ứng điện, không để tái diễn tình trạng này?”, ông Lục nói.
Về đầu tư dự án, hiện nay một số dự án trong quy hoạch điện VII đang chậm tiến độ do gặp khó khăn trong thu xếp vốn.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu EVN phải có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, để ra kế hoạch nhằm đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế. Cụ thể, EVN phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn, lưới điện để đảm bảo tăng trưởng, đồng thời báo cáo kết quả tái cơ cấu của EVN.
EVN: Giá than tăng, chi phí đội thêm hơn 7.000 tỉ đồng
Báo cáo về tình hình hoạt động, ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN cho biết 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 95,7 tỷ kWh, tăng 7,9% cùng kỳ năm trước.
Theo ông An, tháng 6 vừa qua cả nước trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, tập đoàn đã cung ứng đủ điện dù rất khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc.
Để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện đáp ứng nhu cầu điện cả nước. EVN đảm bảo cung cấp điện nếu nhu cầu tăng 11,5% và chuẩn bị sẵn sàng cho phương án cao hơn. Tuy nhiên, tập đoàn cho rằng tốc độ tăng trưởng điện phụ thuộc vào nhu cầu của phụ tải.
Đối với hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, EVN đang đẩy mạnh đặc biệt là cổ phần hoá các tổng công ty phát điện.
Cụ thể, tại Tổng công ty phát điện 3 (Genco 3), ông An cho biết kiểm toán Nhà nước đang thực hiện thẩm định kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tư vấn, dự kiến hoàn thành trong tháng 6-2017. Đối với Tổng công ty phát điện 1, đã lựa chọn được đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN hiện nay, ông An cho rằng đang chịu nhiều áp lực của các yếu tố đầu vào.
Ông An cho biết việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật thong số đầu vào (giá than nhập khẩu, giá dầu, khí, tỷ giá…) so với các thông số đã tính toán kế hoạch đầu năm, tổng chi chi sản xuất kinh doanh tăng thêm 7.230 tỷ đồng.
Nhằm triệt để tiết kiệm nhằm giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, ông An cho biết EVN sẽ phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 7,47%, giảm thêm 0,13% so với kế hoạch, sẽ giảm chi phí mua điện khoảng 363 tỷ đồng.
Ngoài ra, do tình hình thủy văn tốt nên kế hoạch huy động 1,9 tỉ kWh điện chạy dầu chưa phải tính đến, nên chi phí mua điện của tập đoàn giảm 2.170 tỷ đồng.
Đầu năm 2017, tập đoàn giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện tiết kiệm 5% chi phí, tương đương 844 tỷ.
Tuy nhiên, thực hiện kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, EVN đã yêu cầu các đơn vị tăng tỷ lệ tiết kiệm chi phí lên 7,5%, tổng cộng tiết kiệm 1.266 tỷ đồng, tăng 422 tỷ so với kế hoạch đầu năm 2017.
Với động thái cắt giảm 12% chi phí hội nghị, tiếp khách, khánh tiết, kinh phí nghiên cứu khảo sát nước ngoài… EVN đã tiết kiệm thêm được 35 tỷ đồng.
Tổng cộng, các giải pháp cắt giảm chi phí của EVN đã tiết kiệm cho mình dự kiến được 2.990 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.
Ông Lục nhắc đến công tác vận hành nhiệt điện, thủy điện vừa qua để xảy ra một số sự cố như công trình sông Bung 2, học sinh Phú Yên đuối nước ởsông Ba Hạdo nhà máy xả lũ, sự cố nổ nhiệt điện Phả Lại 6-6-2017.
"Không được để xả lũ làm ngâp hạ du, không thể để xảy ra xong rồi trả lời “xả đúng quy trình”. Vậy quy trình đó sai gì? EVN có giải pháp gì vận hành an toàn không để tái diễn sự cố?", ông Lục truyền đạt ý kiến chỉ đạo củaThủ tướng.
|
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170621/vay-den-97-ti-usd-evn-tro-thanh-quan-quan-no/1335492.html
|