Thứ Hai, 26/06/2017 11:05

Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ra sao trong 6 tháng tới?

Mặc dù sự biến động của giá dầu thô đã gây áp lực nặng nề lên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần vừa qua, nhưng dường như đà suy giảm của giá dầu không phải là yếu tố có thể ngăn cản đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ, MarketWatch đưa tin.

 

Điều này là do sức ảnh hưởng của dầu lên thị trường đã không còn như những ngày tháng giá dầu ở mức 3 con số. Còn nhớ trong năm 2008, diễn biến của giá dầu dường như gắn liền với các chỉ số cổ phiếu chính như Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite và cho thấy mối tương quan dương, tức là chúng thường dịch chuyển cùng hướng với nhau vào cùng thời điểm. Tại thời điểm đó, những lần giá dầu giảm mạnh sẽ kéo thị trường chứng khoán lao dốc. Tuy nhiên, kể khi lập đỉnh trong năm 2014, mối quan hệ giữa dầu và các chỉ số chính đã giảm bớt nếu không muốn nói là bị phá vỡ.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ tương đối giữa các hợp đồng dầu thô tương lai (màu tím), diễn biến của các công ty dầu khí – được đo lường bằng quỹ Energy Select Sector SPDR ETF – (màu xanh), và diễn biến của chỉ số S&P 500 (màu xanh lá cây). Biểu đồ trên cho thấy sự phân kỳ giữa các chỉ số này kể từ giữa năm 2014.

Nguồn: MarketWatch

Mới đây, giá dầu đã rơi vào thị trường con gấu – được định nghĩa là sự sụt giảm ít nhất 20% so với các đỉnh gần đó. Điều này là do thỏa thuận cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thất bại trong việc ổn định giá dầu, mặc dù thỏa thuận này vừa mới được gia hạn đến tháng 3/2018.

Trong tuần trước, các hợp đồng dầu thô tương lai đã sụt giảm 5 tuần liên tiếp xuống mức 43.01 USD/thùng, đồng thời đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ ngày 21/08/2015. Các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ – được xem là rào cản lớn nhất trong việc thu hẹp tình trạng dư cung toàn cầu – đã tăng số lượng giàn khoan dầu trong 23 tuần liền, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy trong ngày thứ Sáu.

Một số người đôi khi tự hỏi nếu giá dầu tiếp tục sụt giảm thì đây có phải yếu tố đủ mạnh để khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh hay không. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường chứng khoán trong vài năm trở lại đây đã cho thấy điều ngược lại.

Điều này một phần là do các cổ phiếu năng lượng không còn chiếm tỷ trọng quá lớn. Cụ thể, lĩnh vực này chỉ chiếm 6% trong chỉ số S&P 500, tỷ trọng nhỏ thứ 7 trong 11 lĩnh vực của chỉ số này. Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ, y tế và tài chính chiếm tổng cộng hơn 50% chỉ số S&P 500.

Nói cách khác, sự giảm sút của ông lớn năng lượng như Transocean và Chesapeake Energy đã được bù đắp bởi các cổ phiếu công nghệ, ngân hàng và y tế. Cho tới nay, đây chính là những gì đã xảy ra, với việc nhóm cổ phiếu công nghệ và y tế đã tăng tương ứng 20% và 17%. Còn lĩnh vực tài chính cũng tăng 2.6%.

Neil Atkinson, Trưởng bộ phận phân tích dầu tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), gần đây cho biết thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã thành công trong việc làm giảm tình trạng dư cung toàn cầu và trong 6 tháng cuối năm 2017, thị trường dầu có khả năng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Trong khi đó, Dennis Gartman, nhà sáng lập và biên tập viên của Gartman News, tỏ ra không đồng tình với triển vọng nhu cầu dầu của Atkinson, nhưng cho biết dầu sẽ trở nên lỗi thời trong vài thập kỷ tới. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông cho biết: “Dầu sẽ được thay thế bởi một nguồn năng lượng khác”. Ông nói rõ công nghệ mới và các nguồn năng lượng tái tạo có khả năng trở thành nguồn năng lượng hàng đầu trong tương lai.

Tom Lee, Chiến lược gia danh mục tại Fundstrat Global Advisors, dự báo thị trường chứng khoán trong 6 tháng cuối năm 2017 sẽ trở nên yên ắng hơn khi các dấu hiệu cho thấy lạm phát đã chững lại. Ông còn chỉ ra biểu đồ đường cong lợi suất cho thấy chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Sự thu hẹp chênh lệch lợi suất đôi khi được xem là dấu hiệu của một nền kinh tế ảm đạm và diễn ra khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Ông Lee cho biết nhà đầu tư sẽ tiếp tục tỏ ra tự mãn nhưng rồi sẽ đến lúc họ thức tỉnh.

Ngoài ra, ông nói thêm: "Cho đến nay, tôi nghĩ dữ liệu tiêu cực dường như bị nhà đầu tư ngó lơ".

Nhìn về tương lai, vẫn còn có khả năng là Thượng viện Mỹ có thể bỏ phiếu về đạo luật sức khỏe của Donald Trump, qua đó có thể ảnh hưởng đến thị trường và đặc biệt là nhóm cổ phiếu y tế.

“Tôi cho rằng việc nhóm cổ phiếu y tế có thể tăng trong những thời điểm bất ổn như thế này là một dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán”, Mark Newton, Chuyên gia phân tích kỹ thuật và nhà sáng lập tại Newton Advisors, cho biết.

Mặc dù tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán, nhưng ông Newton vẫn nhận thấy có khả năng thị trường biến động mạnh từ tháng 7-8/2017.

Ông Newton tự hỏi: “Cho đến nay, công nghệ là một trong số ít lĩnh vực thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên, nhưng liệu điều này có thể kéo dài hay không?”./.

Các tin tức khác

>   Nasdaq Composite chứng kiến tuần khởi sắc đầu tiên trong 3 tuần (24/06/2017)

>   S&P 500 vẫn giảm điểm dù nhóm cổ phiếu y tế nhảy vọt lên mức kỷ lục phiên thứ 5 liên tiếp (23/06/2017)

>   Dow Jones và S&P 500 suy yếu trước đà lao dốc của cổ phiếu năng lượng (22/06/2017)

>   Uber: Nhà sáng lập Travis Kalanick từ chức CEO trước áp lực từ cổ đông lớn (21/06/2017)

>   Đâu là bài học rút ra từ thương vụ Amazon và Whole Foods? (21/06/2017)

>   Có ít nhất 17 tỷ USD sắp đổ bộ vào thị trường chứng khoán Trung Quốc? (21/06/2017)

>   Shanghai Composite tăng nhẹ sau quyết định của MSCI (21/06/2017)

>   Phố Wall lùi bước khi giá dầu giảm mạnh (21/06/2017)

>   Dow Jones và S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ đà tăng của cổ phiếu công nghệ (20/06/2017)

>   Jeff Bezos chỉ còn cách vị trí giàu nhất thế giới 5 tỷ USD (19/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật