Thứ Sáu, 16/06/2017 15:07

Ngành đường sắt cần được cổ phần hóa

Những đầu máy tuổi đời 40 năm cho thấy ngành đường sắt đã quá cũ kỹ và cần được phát triển bằng cách cổ phần hóa để tư nhân tham gia trong khi chờ tuyến đường sắt cao tốc.

Khi cổ phần hóa, tư nhân sẽ tham gia và tạo nên một diện mạo mới cho ngành đường sắt, kể cả kết nối vào hệ thống cảng biển, giảm bớt chi phí trung gian. Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các chuyên gia xung quanh câu chuyện này.

GS Nguyễn Lê Ninh: Nên cổ phần hóa doanh nghiệp đường sắt

Để vực dậy ngành đường sắt, đòi hỏi một số vốn rất lớn để đầu tư đổi mới hạ tầng, xây dựng thêm nhiều hạng mục mới. Do đó, theo tôi, ngành đường sắt nên cổ phần hóa hoặc mở cửa thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước cần mạnh dạn đổi mới toàn bộ phương thức quản lý hiện đã lỗi thời, lại cục bộ của ngành đường sắt.

Ngoài ra, cần nghiên cứu mở các tuyến đường sắt kết nối từ ga đến các bến tàu, cảng biển lớn như Tân Cảng (TP.HCM), cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)... Đặc biệt, nếu ngành đường sắt có dịch vụ trọn gói, vận chuyển hàng hóa trên một tuyến xuyên suốt từ cảng đến các nhà ga trong cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

TS Nguyễn Quốc Hiển (ĐH Giao thông vận tải TP.HCM): Đầu tư làm đường sắt cao tốc

Việc phát triển vận tải hàng hóa bằng đường sắt là rất cần thiết, nhằm tận dụng được hạ tầng giao thông có sẵn, phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường, phù hợp với các tuyến vận chuyển có quãng đường từ 100km trở lên...

Theo tôi, cần tổ chức một tuyến đường sắt cao tốc chạy tuyến Bắc - Nam có vận tốc từ 200-300 km/h, nhiều trạm dừng chân hiện đại, khang trang để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, cần đầu tư container chở hàng dành riêng cho vận tải hàng hóa với tuyến đường sắt hiện hữu.

Để có nguồn vốn thực hiện, nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào mạng lưới đường sắt. Các nước trên thế giới đều làm theo hình thức đối tác công - tư rất hiệu quả. Nhà nước chỉ xây dựng phần đường ray cố định, còn lại về phương tiện, cơ sở hạ tầng khác đều do tư nhân đầu tư. 

Ông Bùi Văn Quản (Giám đốc Công ty TNHH vận tải, thương mại, dịch vụ Vinh Quản, TP.HCM): Bớt trung chuyển để giảm cước phí

Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường thủy có chi phí vận tải thấp hơn so với đường sắt, nhưng đường sắt vẫn có lợi thế khi vận chuyển trên đường dài và vận chuyển hàng trên một chiều lưu thông.

Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sắt hiện nay vẫn còn kiểu làm ăn nhỏ lẻ với một vài doanh nghiệp, chưa hình thành cách làm ăn chuyên nghiệp và hiện đại trong hoạt động logistics kết nối với các cảng biển.

Nếu trung chuyển hàng hóa bằng đường sắt mà chi phí cao hơn đường bộ, chủ hàng sẽ chọn việc vận chuyển hàng theo đường bộ. Do đó, ngành đường sắt cần tính toán để cước phí vận chuyển không được cao hơn so với đường bộ, khi đó, vận chuyển hàng hóa đường sắt mới có cơ hội phát triển.

Ông Hà Ngọc Trường (Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM): Đầu tư kết nối với cảng biển

Thời gian qua, các tuyến đường sắt không kết nối đến cảng biển nên chưa phát huy lợi thế trong vận chuyển hàng hóa. Chẳng hạn, việc vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đến ga Sóng Thần phải qua hai lần trung chuyển, giá cước lại không linh hoạt nên rất ít chủ hàng chọn phương thức vận chuyển này.

Do đó, ngành đường sắt cần sớm mở tuyến đường sắt nối dài từ ga Sóng Thần đến Tân Cảng Sài Gòn, từ đường sắt Biên Hòa nối đến cụm cảng Cái Mép Thị Vải có đến 11 cảng biển ở khu vực này.

Khi chưa xây dựng được tuyến kết nối, ngành đường sắt cần giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện vận chuyển hàng hóa từ cảng biển về đến ga đường sắt, hạ giá thành trung chuyển trên tuyến đường sắt; giao cho Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn quyết định giá cước và chủ động làm việc với các đối tác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170616/nganh-duong-sat-can-duoc-co-phan-hoa/1332621.html

Các tin tức khác

>   IPO Becamex IDC: Chào bán hơn 311 triệu cp, Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ (14/06/2017)

>   Sau hơn 1 tháng bị tạm ngừng, Apax Holdings được đấu giá lại 7.5 triệu cp (15/06/2017)

>   Hà Nội: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020 (14/06/2017)

>   Cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà (09/06/2017)

>   Thông báo không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Công ty Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (06/06/2017)

>   Chính thức phê duyệt giá trị doanh nghiệp PV Oil là 10,342 tỷ đồng (06/06/2017)

>   45% vốn điều lệ IDICO sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa (05/06/2017)

>   Phương án cổ phần hóa PV Power sẽ được duyệt trước 30/06 (05/06/2017)

>   IPO hơn 5.8 triệu cp Việt Trung giá khởi điểm 10,000 đồng/cp (03/06/2017)

>   Lọc hóa dầu Bình Sơn được định giá 3.2 tỷ USD để IPO (01/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật