Thứ Ba, 20/06/2017 21:20

Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gởi từ 50 triệu lên 75 triệu đồng

Từ 5-8 sắp tới, nếu tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng thay vì mức 50 triệu đồng đã áp dụng hơn 12 năm qua. Tuy vậy số tiền này không dễ giải ngân, vì đến nay việc cho ngân hàng phá sản hay không vẫn còn là vấn đề tranh cãi.

Mức chi trả tối đa của bảo hiểm tiền gửi sẽ tăng lên từ ngày 5-8. Ảnh: Mai Lương.

Theo thông tin chính trong Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, số tiền bảo hiểm được thanh toán cho các khoản tiền gửi được bảo hiểm quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi quy định đối tượng áp dụng của Quyết định bao gồm những người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Trước đó, hạn mức bảo hiểm tiền gửi này áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và đến năm 2005 tăng lên 50 triệu đồng.

Theo một chuyên gia ngân hàng, việc tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là nhu cầu cần thiết. Tuy vậy việc này cũng sẽ tăng rủi ro vỡ quỹ khi có ngân hàng phá sản thực sự. Tổng tài sản của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến cuối tháng 5-2016 đạt 30.600 tỉ đồng, quỹ dự phòng nghiệp vụ chi trả đạt 23.200 tỉ đồng. Mức này nếu đối chiếu với tổng tài sản của các ngân hàng thì khá thấp. Tuy vậy, cho đến nay việc có để cho các ngân hàng phá sản hay không vẫn là câu hỏi lớn. Vì vậy số tiền thu được của bảo hiểm tiền gửi được chi ra rất thấp.

Trên thực tế, theo giám đốc một chi nhánh bảo hiểm tiền gửi, trong các năm qua tổ chức này có thu, nhưng chi ra thì không bao nhiêu. Phần chi ra chủ yếu là để chi trả bảo hiểm cho người dân gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân gặp khó, nhưng nếu so với số thu, số chi ra chỉ vài phần trăm.

Theo vị này việc tăng mức tối đa chi trả cho người gửi chỉ được dùng trong trường hợp ngân hàng phá sản, nhưng hiện nay việc này rất khó diễn ra, vì nếu có sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Trong khi đó, các ngân hàng yếu đều đang được tái cơ cấu và ngày càng hoạt động tốt hơn. Cốt yếu của việc tăng hạn mức theo vị này là để tạo sự yên tâm cho người dân gửi tiền.

Tiền thu được của quỹ này hiện đang dùng để đầu tư vào giấy tờ có giá mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ, và tín phiếu, hay gửi tại Kho bạc Nhà nước, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối.

... đọc tiếp tại đây

Các tin tức khác

>   Quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm (19/06/2017)

>   Chi hoạt động quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam (16/06/2017)

>   Gỡ vướng chính sách bảo hiểm thủy sản (16/06/2017)

>   Bộ Tài chính ban hành quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm (10/06/2017)

>   Những thay đổi về chính sách bảo hiểm từ tháng 6/2017 (01/06/2017)

>   Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi trục lợi quỹ bảo hiểm y tế (28/05/2017)

>   Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (24/05/2017)

>   Giao kế hoạch vốn đầu tư cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (11/05/2017)

>   BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: Yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (05/05/2017)

>   Tập đoàn Bảo Việt thay đổi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ sang tháng 6/2017 (25/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật