Thứ Ba, 27/06/2017 15:15

Dự án giao thông, môi trường tại TPHCM “khát” vốn

TPHCM đang có nhu cầu vốn rất lớn để đầu tư hàng loạt dự án phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, môi trường. Bên cạnh cần thêm nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, chính quyền TPHCM đang tăng cường kêu gọi thêm nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của TPHCM giai đoạn 2016 - 2020 ước khoảng 850.000 tỉ đồng, trong đó khả năng ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20%, theo một lãnh đạo UBND thành phố thông tin mới đây.

Trước mắt trong lĩnh vực giao thông, TPHCM đang cần nguồn vốn để hoàn thiện hệ thống phương tiện vận tải hành khách công cộng gồm 8 tuyến metro, 6 tuyến buýt nhanh, đường trên cao, hoàn thiện hạ tầng bến bãi, đường sá, thông suốt các tuyến cao tốc kết nối các trục giao thông Đông Bắc và Tây Nam thành phố.

Về môi trường và thủy lợi, hàng loạt dự án chống ngập úng, xử lý nước thải, xử lý rác thải, cải thiện môi trường các tuyến kênh chính nội thành cũng đang trong giai đoạn triển khai và kêu gọi đầu tư.

Về hạ tầng riêng cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TPHCM cần phải hoàn thiện xây dựng 4 cây cầu Thủ Thiêm, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới vào dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía bắc Thủ Thiêm và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Mới đây, UBND thành phố đã công bố sẽ đề ra nhiều chính sách thuận lợi để hút thêm nguồn vốn tư nhân tham gia vào các dự án theo hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP), kiến nghị trung ương chấp thuận rót thêm nguồn vốn hỗ trợ để thành phố đầu tư các dự án quan trọng trên địa bàn.

Theo một báo cáo cuối tuần qua của UBND TPHCM gửi Thủ tướng Chính phủ, thành phố kiến nghị được hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đầu tư các dự án quan trọng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện một số dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi có quy mô lớn mà ngân sách thành phố chưa thể cân đối được.

Riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bố trí 9.963 tỉ đồng từ nguồn vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho 36 dự án chống ngập cấp bách của thành phố.

Đồng thời, thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung 10.000 tỉ đồng cho thành phố để đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống cảng sông, cảng biển (như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước) để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Song song đó, TPHCM còn cần phải huy động thêm nguồn vốn từ cân đối từ cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước của thành phố. Hiện nay thành phố đã cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác từ năm 2017 trở đi vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 67.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án đầu tư công quan trọng, cấp bách.

Để thành phố được chủ động sử dụng các khoản thu này bố trí vốn cho các dự án đầu tư công mang tính quan trọng, cấp bách nhưng không thể kêu gọi đầu tư, xã hội hóa, UBND thành phố cũng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt cho phép thành phố sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác.

Tại hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 khai mạc sáng nay (27-6), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang cho biết thành phố đã đưa nhiều công trình vào sử dụng góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước cho thành phố.

Tuy nhiên, ông Cang cũng cho rằng thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức cần khắc phục như tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, một số dự án còn chậm tiến độ, ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp dù những năm qua thành phố đã nỗ lực huy động nguồn vốn tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để giải quyết ùn tắc giao thông, ngập nước và ô nhiễm môi trường.

Ông Cang nhìn nhận tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, việc kết nối các hệ thống giao thông chưa cao, việc tăng trưởng nhanh của cảng hàng không, cảng biển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải gây khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng đến an ninh an toàn hàng không.

Ông Cang cũng cho biết, tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị chưa đạt yêu cầu, tiến độ di dời nhà trên kênh rạch còn chậm.

http://www.thesaigontimes.vn/161840/Du-an-giao-thong-moi-truong-tai-TPHCM-khat-von.html

Các tin tức khác

>   Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30% trong 6 tháng (27/06/2017)

>   FDI đạt trên 306 tỷ USD tính đến 20/06 (27/06/2017)

>   Bộ Y tế trả lại đúng tên cho sữa tươi (27/06/2017)

>   Truy nã đặc biệt toàn quốc nguyên Tổng Giám đốc PVtex Vũ Đình Duy (26/06/2017)

>   Tận dụng ưu đãi, vốn Hàn Quốc đổ vào TP.HCM tăng mạnh (26/06/2017)

>   Hơn 12.000 dự án vốn Nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán (26/06/2017)

>   Cát ‘lên ngôi’ và chuyện quản lý tài nguyên (26/06/2017)

>   Thay đổi cách tiếp cận, cá tra đông lạnh vẫn bán tốt tại EU (26/06/2017)

>   VNM, VIC, VJC, FPT ký hợp tác đầu tư các dự án tại Hà Nội (26/06/2017)

>   243 ngành nghề, vẫn hơn 3.400 giấy phép kinh doanh các loại (26/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật