Thứ Sáu, 02/06/2017 10:26

AMD tăng trần 4 phiên liền, ROS “ngỏ lời” mua lại 24.9% vốn

HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) đã thông qua quyết định mua lại 24.9% vốn tại CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group (HOSE: AMD). Trước đó, giá cổ phiếu AMD trên thị trường tăng trần liên tiếp 4 phiên giao dịch (29/05-01/06/2017), tương ứng tăng hơn 22% thị giá.

AMD có tiền thân là CTCP Fikor, được thành lập vào năm 2007, ban đầu chủ yếu hoạt động tại mảng tư vấn đầu tư và quản lý kinh doanh. Đến năm 2016, AMD chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực khoáng sản. Trong đó, khai thác và kinh doanh đá tự nhiên là ngành mũi nhọn ưu tiên. Vốn cổ phần hiện tại Công ty đạt 648.8 tỷ đồng. Tính đến ngày 23/03/2017, 99.97% vốn do cổ đông cá nhân trong nước nắm giữ và đáng chú ý là AMD không có cổ đông lớn nào tính đến thời điểm hiện tại.

Được giao dịch đầu tiên trên UPCoM vào giữa tháng 11/2014, chưa đầy một năm sau đó, cổ phiếu AMD chính thức chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE vào ngày 16/06/2015. Được biết, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của AMD đạt 12,900 đồng/cp, sau đó tăng lên trên 20,000 đồng/cp. Giá cổ phiếu AMD tiếp đó giảm mạnh, có lúc về mức 7,500 đồng/cp.

Đáng chú ý nhất trong 4 phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu AMD liên tiếp kịch trần, tương ứng tăng hơn 22% thị giá. Kết phiên 01/06/2017, giá cổ phiếu AMD đóng cửa tại mức 18,000 đồng/cp, ghi nhận mức tăng trưởng gần 50% kể từ khi niêm yết.

Giao dịch cổ phiếu từ 16/06/2015-01/06/2017

Trong lúc còn chưa xác định được điều gì giúp giá cổ phiếu AMD tăng vọt như vậy thì ngày 31/05/2017, HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) đã thông qua quyết định mua lại 24.9% vốn tại AMD. Mặc dù thời gian và giá mua lại cụ thể hiện ROS vẫn chưa công bố nhưng nhiều khả năng đây chính là thông tin ảnh hưởng tích cực lên giá cổ phiếu AMD trong những phiên giao dịch vừa qua.

ROS thấy gì từ AMD?

Xét về kết quả kinh doanh, AMD là một đơn vị hiếm hoi có 4 năm liền tăng trưởng tương đối ổn định. Giai đoạn 2013-2016, doanh thu đạt mức tăng trung bình tăng 254%, con số này tại chỉ tiêu lãi ròng đạt 198%. Đặc biệt, năm 2015 doanh thu Công ty chính thức vượt mốc 1,000 tỷ đồng. Song, nhìn vào hiệu suất kinh doanh lại thấy có sự suy giảm từ năm 2013 đến 2015, cho thấy mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng Công ty vẫn còn chịu gánh nặng chi phí.

Năm 2016 doanh thu vượt kế hoạch, nhưng do Công ty tập trung đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận lợi ích dài hạn vào Nhà máy Khai thác đá tự nhiên tại Thanh Hóa, khiến lãi ròng chỉ mới thực hiện được hơn 61% kế hoạch.

Kết quả kinh doanh của AMD giai đoạn 2013-2016
Đvt: Tỷ đồng

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, hiện Công ty chưa có thông tin cụ thể. Được biết, Công ty đã thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ 2017. Theo đó, Công ty dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng 6/2017, ngày giao dịch không hưởng quyền nhằm ngày 07/06/2017 và ngày đăng ký cuối cùng nhằm ngày 08/06/2017.

Dù vậy, AMD đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư với dự kiến hoàn thành xây dựng Nhà máy khai thác mỏ đá thứ hai tại Núi Bền, Vĩnh Lộc. Nhà máy sau khi đi vào hoạt động, tổng công suất kỳ vọng đạt khoảng 1 triệu m2/năm.

Cùng với đó, AMD đang xúc tiến đầu tư tại dự án Trạm kinh doanh xăng dầu, cửa hàng VLXD và trạm dừng nghỉ, nhằm đưa dự án đi vào hoạt động trong năm 2017. Được biết, dự án có quy mô 20,000 m2, tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng do công ty con của AMD là CTCP Thương mại và Dịch vụ Đông Sơn làm chủ đầu tư.

Đặc biệt, đối với dự án trọng điểm Tổ hợp Ươm tạo Công nghệ và Đào tạo Nguồn nhân lực cấp cao, Công ty cho biết hiện đang tập trung nguồn lực để đầu tư dự án này trong những năm tiếp theo. Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 2.2 ha (Hà Nội), mức đầu tư đạt đến 500 tỷ đồng.

Tổ hợp Ươm tạo Công nghệ và Đào tạo Nguồn nhân lực cấp cao.

Ngoài ra, AMD còn đầu tư tại một số dự án như Nhà máy khai thác mỏ đá tại Hà Trung (Thanh Hóa), dự án Khu nhà nghỉ, nhà hàng sinh thái và kinh doanh thương mại, dự án Trung tâm thể thao Pháp Việt dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2018.

Trước đó, AMD đã có kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu từ gần cuối năm 2016 với số tiền dự kiến thu về 156 tỷ đồng để góp vốn lập CTCP Đầu tư Starup Việt và bổ sung vốn lưu động nhưng số tiền thực tế thu về chỉ gần 25 tỷ đồng nên được dành toàn bộ để bổ sung vốn lưu động.

Được biết, theo Báo cáo thường niên 2016 của Công ty, ông Nguyễn Tiến Đức - Chủ tịch HĐQT của AMD trước đây từng là Ủy viên HĐQT CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) từ tháng 4/2013 đến tháng 2/2014 (ông Đức tham gia vào HĐQT AMD từ 2010)./.

Các tin tức khác

>   SWC: ITL đã thoái toàn bộ 9.2% vốn (02/06/2017)

>   PGC: MB Capital đăng ký mua 1 triệu cp (02/06/2017)

>   ICF: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Trần Hữu Duyên (01/06/2017)

>   VFG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của CĐNB Trương Công Cứ (01/06/2017)

>   PLX: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Đinh Ngọc Sáu (01/06/2017)

>   PNJ: LGM Investments giảm sở hữu xuống 4.98% vốn (02/06/2017)

>   VJC: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Đỗ Kim Thịnh (01/06/2017)

>   C47: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của CĐNB Trương Đình Lai (01/06/2017)

>   IDI: Báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng (01/06/2017)

>   TCO: Thông báo giao dịch cổ phiếu của CĐNB Cao Thu Hằng (01/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật