Thứ Sáu, 02/06/2017 22:25

Ả-rập Xê-út và Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng

Đà trượt dốc của giá dầu trong năm 2016 đã mang Nga và Ả-rập Xê-út lại gần với nhau hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hiện 2 quốc gia này đang phải cạnh tranh với nhau để đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ từ Trung Quốc, CNNMoney cho hay.

Mới đây, Nga và Ả-rập Xê-út đã cùng nhau cắt giảm sản lượng để loại bỏ tình trạng dư cung toàn cầu, vốn đã ám ảnh thị trường dầu trong năm 2016 và đẩy giá dầu xuống mức thấp không tưởng (gần 26 USD/thùng).

Cùng với các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác, họ nhất trí cắt giảm sản lượng trong một nỗ lực để hỗ trợ giá dầu. Trong tuần trước, họ đã gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thêm 9 tháng nữa.

Dấu hiệu gần đây nhất về sự hợp tác giữa 2 nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới này đã diễn ra trong tuần này khi Tổng thống Nga, Vladimir Putin, gặp riêng Phó Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed bin Salman, để củng cố lại thỏa thuận trên.

Đằng sau sự gặp gỡ này, còn có một sự thật khác là Nga và Ả-rập Xê-út đang tham gia vào một cuộc chiến căng thẳng để xác định ai sẽ là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu năng lượng chủ chốt với nhu cầu dầu thô cao ngất ngưỡng.

Robin Mills, Giám đốc điều hành của Qamar Energy, đã so sánh cuộc cạnh tranh giữa Nga và Ả-rập Xê-út với “Trò chơi Vĩ đại” (Great Game) – một cụm từ để ám chỉ cuộc đụng độ giữa Đế chế Anh và Đế quốc Nga nhằm tranh giành vùng Trung Á.

Giấc mộng của Nga

Nga đã thực hiện bước tiến quan trọng đầu tiên trong năm 2014. Khi đó, ông Putin – người đã từ chối quyền tiếp cận tới các thị trường phương Tây vì các lệnh trừng phạt đối với cuộc xung đột ở Ukraine – đã nhìn về hướng Đông để tìm kiếm nguồn thu về kinh tế.

Ông tìm thấy điều đó ở Trung Quốc. Sau nhiều năm tiến hành đàm phán, Moscow và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận kéo dài 30 năm trong năm 2014 để cung cấp khí thiên nhiên tới thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Thỏa thuận trên trị giá khoảng 400 tỷ USD.

Được biết, thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc không được công khai rộng rãi tại thời điểm đó, nhưng các chiến lược gia năng lượng cho rằng ông Putin đã chấp nhận đưa ra khoản giảm giá lớn với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, để đạt được thỏa thuận và đảm bảo khả năng tiếp cận của Nga tới thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Putin không phải là người đầu tiên gửi lời đề nghị tới Trung Quốc.

Tầm nhìn của Ả-rập Xê-út

Vị vua tiền nhiệm King Abdullah của Ả-rập Xê-út đã thực hiện chuyến viếng thăm tới Bắc Kinh trong một chuyến công du ra nước ngoài vào năm 2006. Sau chuyến đi của ông, Tập đoàn Dầu mỏ Quốc doanh Trung Quốc (CNPC) và Saudi Aramco đã tiến hành hợp tác liên doanh với nhau.

Thỏa thuận trên bao gồm một nhà máy lọc dầu khổng lồ ở Biển Đỏ (Red Sea) với khả năng xử lý tận 400,000 thùng/ngày, cũng như việc xây dụng một nhà máy tương tự ở Trung Quốc. Chưa hết, vương quốc Ả-rập Xê-út cũng cam kết đặt trụ sở châu Á chính ở Bắc Kinh.

Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid Al Falih, cho biết đây chỉ mới là điểm khởi đầu.

“Chúng tôi đang nuôi hy vọng là sẽ có nhiều nhà máy lọc dầu hơn trên mảnh đất của Trung Quốc”, ông nói với hãng tin CNNMoney. “Kế hoạch này mang tính chiến lược ở mức cao nhất. Chúng tôi có rất nhiều cơ hội để phát triển và các đối tác Trung Quốc biết điều này”.

Chiến lược ở châu Á

Không chỉ có Trung Quốc thu hút sự chú ý của Nga và Ả-rập Xê-út.

Nhà lãnh đạo đương thời của Ả-rập Xê-út King Salman đã thực hiện chuyến công du đến khu vực rộng lớn này vào đầu năm nay, đồng thời ký kết các thỏa thuận dầu khí trị giá 13 tỷ USD với các đối tác ở Malaysia và Indonesia.

Nhu cầu khổng lồ: Châu Á đại diện gần 1/3 nhu cầu hàng ngày trên thế giới với 31.4 triệu thùng trong năm 2016, theo công ty tư vấn FACTS Global Energy.

Với dân số 1.3 tỷ người và nền kinh tế tăng trưởng chóng mặt, Ấn Độ đang nổi lên như là một quốc gia đầy hứa hẹn ở châu Á. Ông Mills cho biết Ấn Độ hiện đang gia tăng khối lượng dầu mỏ và có khi còn nhiều hơn cả Trung Quốc.

Ông Al Falih cho biết Ấn Độ là quốc gia có tiềm năng rất lớn.

Nga cũng đang thực hiện chiến lược của mình ở Ấn Độ. Cụ thể quốc gia này đã khiến nhiều người theo dõi ngành dầu phải ngạc nhiên khi chi ra tới 13 tỷ USD cho Essar Oil, một công ty dầu tư nhân lớn thứ 2 ở Ấn Độ. Thỏa thuận trên vẫn chưa được thông qua lần cuối.

Ông Putin đã thể hiện các ưu tiên của mình theo một cách khác. Ông đã mời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Diễn dàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg trong tuần này – một sự kiện được tổ chức mỗi năm ở quê nhà của ông Putin./.

Các tin tức khác

>   Lo ngại về quyết định của Donald Trump, dầu lao dốc hơn 3% và rớt mốc 47 USD (02/06/2017)

>   Dầu trồi sụt sau dữ liệu từ EIA (02/06/2017)

>   Sụt gần 3% trong phiên, dầu lao dốc 3 tháng liên tiếp (01/06/2017)

>   Dầu trượt dốc gần 3% khi sản lượng từ Libya phục hồi trở lại (31/05/2017)

>   Dầu giảm nhẹ chờ dữ liệu về nguồn cung định kỳ tại Mỹ (31/05/2017)

>   Tăng mức phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (30/05/2017)

>   Mức xử phạt vi phạm về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (30/05/2017)

>   Dầu gần như đi ngang hậu cuộc họp OPEC (30/05/2017)

>   Các nhà đầu cơ gia tăng đặt cược vào giá dầu sau quyết định của OPEC (29/05/2017)

>   OPEC và những vấn đề còn bỏ ngỏ (29/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật