Thứ Hai, 22/05/2017 11:23

VASEP: Ngành tôm xuất khẩu tăng nhưng khó khăn về con giống

Trong quý 1 năm nay, theo báo cáo của VASEP, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng 29.6% đạt 135.4 triệu USD.

Mức tăng trưởng mạnh đã đưa thị trường Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân do đồng Yên tăng đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu tôm. Một nguyên nhân khác khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng là do người tiêu dùng Nhật Bản hiện chuyển sang lựa chọn các sản phẩm thủy hải sản giá rẻ, khiến nhu cầu tôm tăng lên so với các loại hải sản khác như cá ngừ, cá hồi và mực ống.

Thống kê cũng chỉ ra rằng phân khúc thị trường cao cấp, nhu cầu cho tôm sú và tôm nguyên đầu cũng tăng.

VASEP cho biết, đầu năm nay giá tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Nhật là 12 USD/kg, trong khi giá của Indonesia là 11 USD và Thái Lan là 10 USD. Mặc dù giá cao hơn các nước đối thủ nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao hơn hẳn so với cả 2 nước còn lại, Thái lan tăng trưởng 13.9%, Indonesia chỉ tăng 2.4%.

Mặt khác, VASEP cũng cho biết trong 3 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu tôm tới 68 thị trường, 10 thị trường lớn nhất gồm: Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan, Thụy Điển. Các thị trường này chiếm tới 95.4% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Có sự thay đổi về vị trí đứng đầu trong các nước nhập khẩu, Nhật Bản thay thế Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất, trong khi EU thay thế vị trí cũ của Nhật trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, Hoa Kỳ tụt xuống vị trí thứ 3.

Mặc dù ngành sản xuất tôm Việt Nam có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nhưng lĩnh vực này đối mặt với thách thức về sản xuất quy mô nhỏ và hạn chế về giống tôm. Việt Nam có khoảng 1,800 cơ sở nuôi tôm trên cả nước nhưng rất ít trong số đó đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn sinh học. Hơn 90% các giống tôm nuôi chân trắng Việt Nam phải nhập khẩu, trong khi giống tôm lớn (prawns) phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên../.

Các tin tức khác

>   Ô tô đã đắt còn lo gánh thêm thuế (22/05/2017)

>   Hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao nhất về yêu cầu giải quyết khiếu nại (21/05/2017)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương: Rất ít người bán hàng đa cấp là nạn nhân (21/05/2017)

>   Xe container khổ vì phí trong, phí ngoài (21/05/2017)

>   Tiếp tục đàm phán TPP, Mỹ để ngỏ hiệp định song phương (21/05/2017)

>   Sau heo, đến lượt trứng gà 'kêu cứu' (20/05/2017)

>   Đấu giá trực tuyến phải đảm bảo khách quan, an toàn, an ninh mạng (20/05/2017)

>   TPHCM sẽ tăng phí dịch vụ quản lý ba chợ đầu mối lớn (20/05/2017)

>   Nạo vét, duy tu luồng hàng hải tránh thất thoát, tiêu cực (20/05/2017)

>   Khoán kinh phí sử dụng xe công với các chức danh Phó Tổng cục trưởng và tương đương (20/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật