Thứ Hai, 08/05/2017 22:37

Tăng phí giao dịch ATM - lợi ít thiệt nhiều?

Gần đây một số ngân hàng có đề xuất với Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lộ trình tăng phí giao dịch qua ATM để bù đắp phần nào chi phí đầu tư. Liệu có nên chăng?

Việc tăng thu phí giao dịch qua máy ATM, nếu thực hiện, có thể tăng nguồn thu nhập dịch vụ cho ngân hàng nhưng lượng vốn huy động được trên tài khoản thẻ, tài khoản thanh toán có thể bị ảnh hưởng.

Chính sách phí rút tiền mặt muôn hình vạn trạng

Theo thống kê của người viết, hiện nay, đối với các giao dịch rút tiền mặt của thẻ ghi nợ nội địa từ máy ATM ngoài hệ thống, có 23 ngân hàng đang thu phí với mức phí phổ biến là 3.000 đồng/giao dịch. Những ngân hàng đang có chính sách miễn phí chủ yếu là các ngân hàng nhỏ có hệ thống ATM khiêm tốn, nên chi phí đầu tư, bảo trì hệ thống ATM của các ngân hàng này rất nhỏ, do đó không phải chịu áp lực lớn về việc thu phí cho các giao dịch qua ATM.

Đối với các giao dịch rút tiền từ hệ thống ATM nội mạng của ngân hàng, số lượng các ngân hàng áp dụng chính sách thu phí ít hơn, chỉ có 15 ngân hàng. Như vậy có khoảng 20 ngân hàng đang không thu phí rút tiền mặt đối với các khách hàng mở thẻ tại ngân hàng mình. Phí đối với các giao dịch rút tiền mặt từ ATM nội mạng của những ngân hàng có thu phí phổ biến ở mức 1.000 đồng/giao dịch.

Do phí thu dựa trên số lượng giao dịch chứ không phải dựa trên giá trị số tiền được rút, nên các ngân hàng thường áp dụng hạn mức rút trong một ngày cũng như số tiền tối đa cho một lần rút rất thấp. Cụ thể, hạn mức rút (trong một ngày) đối với các giao dịch ngoại mạng thường từ 10-20 triệu đồng, riêng nội mạng có thể lên đến 50 triệu. Số tiền tối đa cho một lần rút phổ biến ở mức 2-3 triệu với các giao dịch ngoại mạng và 5-10 triệu với các giao dịch nội mạng.

Trên thực tế, từng xảy ra những chiêu trò như có ngân hàng chỉ nạp tiền mệnh giá nhỏ (chỉ toàn 50.000 đồng) vào máy ATM và giới hạn số tờ rút, dẫn đến khách hàng muốn rút tiền thì phải rút làm nhiều lần và tốn nhiều phí hơn.

Những lợi ích từ tiền gửi trên tài khoản thẻ

Với số lượng giao dịch qua ATM năm 2016 là gần 183 triệu giao dịch, giả sử 90% giao dịch trên ATM là rút tiền mặt (do các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua ATM thường rất ít), thì với mức phí từ 1.000-3.000 đồng/giao dịch, tổng mức phí mà các ngân hàng thu được lên đến vài trăm tỉ đồng là bình thường.

Lợi ích thứ hai mà các ngân hàng thu được là lượng vốn nhàn rỗi trên tài khoản thẻ. Với số lượng thẻ mà hệ thống đã phát hành đến cuối năm 2016 là 111 triệu thẻ, lượng vốn không kỳ hạn mà mỗi ngân hàng quy mô tương đối đang nắm giữ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Lượng vốn trên, nếu đem cho vay qua đêm, thì riêng tiền lãi thu được mỗi năm cũng lên đến vài trăm tỉ đồng.

Tuy nhiên, thực tế thì nguồn tiền gửi trên tài khoản thẻ của một số ngân hàng còn nhiều hơn thế, lên tới vài ngàn tỉ đồng tại một ngân hàng hoặc thậm chí có thể chiếm đến 10% trên tổng số huy động vốn của tổ chức, nhất là những ngân hàng phát triển mạnh về thẻ và có hệ thống ATM rộng khắp. Với nguồn vốn nhàn rỗi này, các ngân hàng không chỉ dùng để cho vay trên thị trường liên ngân hàng mà còn có thể linh hoạt sử dụng đầu tư vào trái phiếu hoặc cho khách hàng vay với lãi suất cao hơn nhiều, mang lại biên lợi nhuận rất lớn, do nguồn tiền gửi này dù là không kỳ hạn nhưng số dư bình quân rất ổn định nên có thể xem như là nguồn vốn dài hạn.

Trong khi đó, với lượng vốn gửi trên tài khoản thẻ này, hiện nay các ngân hàng không trả lãi hoặc nếu có cũng chỉ trả theo lãi suất không kỳ hạn, rất thấp. Thậm chí, có ngân hàng còn có chính sách thu phí nếu khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu bình quân trong kỳ.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã thu nhiều loại phí liên quan đến tài khoản thẻ, tài khoản thanh toán như phí in sao kê, phí SMS Banking, phí chuyển khoản, phí thường niên...

http://www.thesaigontimes.vn/159671/Tang-phi-giao-dich-ATM---loi-it-thiet-nhieu.html

Các tin tức khác

>   Moody’s: Ngân hàng Việt sẽ thiếu vốn khi tăng trưởng tín dụng nhanh (08/05/2017)

>   Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng (08/05/2017)

>   Ngân hàng tìm lại thời hoàng kim (08/05/2017)

>   Bị phản ứng, Vietcombank lùi hạn áp dụng quy định mới (07/05/2017)

>   Ngân hàng OCB thành lập công ty chuyển tiền quốc tế (06/05/2017)

>   Moody’s nâng xếp hạng triển vọng VIB (05/05/2017)

>   Giá USD ngân hàng quay đầu giảm nhẹ (05/05/2017)

>   VPBank: Lãi sau thuế quý 1 hơn 1,520 tỷ đồng (04/05/2017)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (04/05/2017)

>   Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VPBank (04/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật