> >
Thứ Sáu, 05/05/2017 14:05

Nhịp đập Thị trường 05/05: Đóng cửa trái chiều

Thị trường đóng cửa phiên cuối tuần với sắc đỏ ở nhóm cổ phiếu lớn và tương phản là màu xanh ở các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn.

Trong top10 cổ phiếu lớn nhất sàn HOSE, chỉ 3/10 mã tăng điểm còn lại có đến 6 mã đóng cửa dưới giá tham chiếu. Điều này dẫn đến việc chỉ số VN-Index kết phiên giảm 0.28% tương đương mất 2.02 điểm, rơi về đúng mức 720. HNX-Index tăng nhẹ 0.21%, lên mức 89.71 điểm.

Toàn thị trường có 248.3 triệu đơn vị được trao tay, giá trị giao dịch trên 4,537 tỷ đồng. ROS là cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường với hơn 800 tỷ đồng giá trị giao dịch, bỏ rất xa 2 mã tiếp theo là DXGCII với chỉ xấp xỉ 100 tỷ mỗi mã.

14h: Penny dậy sóng

Gần cuối phiên chiều, hàng loạt cổ phiếu thị giá thấp bật tăng mạnh với lực cầu áp đảo, trong danh sách các cổ phiếu tăng mạnh nhất của HOSE, có rất nhiều mã thị giá dưới 10,000 đ/cp thậm chí là dưới 5,000 đ/cp như CDO, SGT, MCG, TSC, BCG, DLG hay CYC, … Thông thường diễn biến này cần được xem xét dưới góc độ thận trọng.

Trái ngược lại, bộ đôi HAGHNG lại giảm điểm mạnh hơn so với phiên sáng khi lần lượt mất 1.8% và 3.64%.

14h05, trên bình diện chung toàn thị trường, 2 chỉ số chính vẫn giảm điểm trong khi Upcom-Index tăng nhẹ 0.17%, thanh khoản ghi nhận mức 3,486 tỷ đồng.

13h30: PVD tăng kịch trần

Sau thông tin từ đầu quý 2, có đến 5/6 giàn khoan của PVDrilling có việc làm, bên cạnh đó, sự khởi sắc của dịch vụ khoan cũng dẫn đến khối lượng công việc và đơn giá của các dịch vụ liên quan đến khoan như cung ứng nhân lực, kỹ thuật giếng khoan cũng được cải thiện, giá PVD đã nhanh chóng tiệm cận giá kịch trần ở đầu phiên chiều.

Mặc dù vậy, dễ nhận thấy là việc giá PVD hồi phục mạnh một phần nhờ sự tiết cung đến từ khối ngoại. Tác động từ PVD là khá rõ khi nhiều cổ phiếu khác thuộc nhóm dầu khí là PVS, PGS đã tăng theo, PVC lấy lại giá tham chiếu còn GAS cũng kìm hãm số điểm bị mất so với đầu phiên.

Cũng diễn biến tăng hết biên độ và không còn dư bán như PVD còn có các cổ phiếu thuộc nhóm đầu cơ mạnh là FITQCG. Nếu như thông tin về dự án Phước Kiểng tiếp tục là điểm tựa cho đà tăng chóng mặt của QCG thì đối với FIT, ở phiên tăng mạnh thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư vẫn chưa thấy có sự liên quan nào từ phía thông tin hỗ trợ.

Phiên sáng: Cao su trầm lắng, HSG hồi phục mạnh

Thị trường không có thêm nhiều diễn biến đáng chú ý cho đến hết phiên sáng, các cổ phiếu giao dịch chậm và ít đột biến, thanh khoản cũng không cho thấy sự khác biệt.

Nhóm cổ phiếu cao su, dẫn đầu là bộ đôi HAG và HNG của tập đoàn HAGL đang gặp áp lực bán trong khi bên mua cũng không còn mặn mà như hôm qua, cả 2 đều đang giảm nhẹ quanh mức 1%. Các cổ phiếu cao su khác là PHR, DPR, TRC hay HRC cũng không có quá nhiều sự khác biệt.

Theo thông tin từ ANRPC (Hiệp hội các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới), giá cao su thiên nhiên sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới và khó có thể giảm lại trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Số liệu dự phóng của ANRPC mới đây cho thấy, tình trạng dư cung đã chấm dứt kể từ tháng 3/2017 và thị trường sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái hụt cung từ nay cho đến hết năm 2017. Lũy kế cả năm, ANRPC dự phóng sản lượng tiêu thụ sẽ ở mức 12,817 nghìn tấn trong khi sản lượng sản xuất sẽ chỉ đạt 12,770 do sự suy giảm mạnh nguồn cung từ Thái Lan, quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Dự báo, giá cao su sẽ được giữ ở mức giá hiện tại và có khả năng tăng trở lại trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 tới.

Với thông tin phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng lên đến 75%, HSG (+2.67%) đang có sự hồi phục đáng kể trong 2 phiên vừa qua, mặc dù vậy, sức lan tỏa của HSG là không lớn khi ngoại trừ HPG đang tăng nhẹ còn lại các mã khác trong nhóm như NKG, SMC, TLH, TIS hay VIS, … đều giảm điểm.

Đón cửa phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0.22%, rơi về 720.45 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận mức 135 triệu đơn vị, giá trị tương đương 2,209 tỷ đồng.

10h: Ngân hàng trái chiều, PVD tăng trở lại

Kết thúc quý 1, MBB ghi nhận 1,111 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 26% so với cùng kỳ. Sau thuế, lợi nhuận còn 889 tỷ đồng, đây là lý do chính giúp cổ phiếu này tăng giá tốt trong thời gian qua và chính thức vượt qua giá của ông lớn BID khi có thời điểm tăng lên mức 17,000 đồng/cp.

Trái lại, cũng công bố mức lợi nhuận ấn tượng trong quý 1 nhưng ACB lại đang chật vật dưới mức giá tham chiếu. Trước đó, ngân hàng này công bố mức lãi ròng quý 1 gần 480 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ. Ở phần còn lại, VIBSHB tăng giá trong khi 3 ông lớn là BID, CTGVCB giảm nhẹ.

Ở một diễn biến khác, sau đợt giảm rất mạnh do kỳ vọng ảm đạm, PVD đã tăng giá trở lại khi cộng thêm 450 đ/cp, tương ứng mức 3%. Mặc dù vậy, với một cổ phiếu đang trong đà giảm mạnh thì nhiều khả năng sự hồi phục này sẽ gặp rất nhiều thử thách. Các cổ phiếu còn lại trong nhóm dầu khí là GAS, PVS, PVC, PGS, … cũng đang giao dịch quanh mức giá tham chiếu.

10h00, chỉ còn VN-Index giảm nhẹ 0.17%, trong khi 2 chỉ số còn lại đã tăng điểm trở lại. Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận mức thấp khi chỉ đạt 1,213 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Mở cửa phân hóa

Sự không đồng thuận của nhiều cổ phiếu lớn đã khiến 2 chỉ số chính mở cửa giảm điểm nhẹ trong khi UPCoM-Index cũng chỉ tăng không đáng kể.

Điểm sáng ở đầu phiên là mặc dù vẫn giảm điểm nhưng mức giảm của nhóm cổ phiếu dầu khí đã được thu hẹp, trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phần nào duy trì được sức mạnh quanh vùng giá tham chiếu trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản như SCR, QCG, DXG, DLG, SJS, …có khởi đầu ấn tượng.

Các cổ phiếu mạnh như đã đề cập ở trên nhanh chóng lấy lại vị thế vốn có với việc tăng giá từ khá sớm, tuy vậy, cần thêm thời gian để đánh giá khi mức tăng khá mỏng.

Cập nhật trước phiên

Mặc dù thị trường có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp, tổng số điểm cộng thêm là 11.98 điểm tuy nhiên diễn biến ép giá vào những phút cuối phiên 04/05/2017 của nhiều cổ phiếu mạnh đã ít nhiều mang lại lo ngại về một giai đoạn đầu của quá trình phân phối.

Cụ thể, các cổ phiếu đang có chuỗi tăng tốt thời gian gần đây như MBB, REE, BHS, DCM, SBT, DHG, hay AAA, … đã gặp áp lực bán khá mạnh vào cuối phiên và phần lớn quay đầu giảm điểm khi đóng cửa. Trong vài phiên tới, nếu các cổ phiếu này không thể lấy lại màu xanh hay ít nhất, ngăn chặn được đà giảm thì lo ngại kể trên càng có cơ sở bởi ngay cả những cổ phiếu mạnh mẽ nhất còn không trụ được thì rất khó trông đợi vào các đại diện yếu kém hơn ở phía sau.

Về phía dòng tiền ngoại, rất có thể thị trường sẽ chứng kiến tuần bán ròng đầu tiên sau 7 tuần mua ròng liên tục. Nhóm cổ phiếu dầu khí nhiều khả năng tiếp tục là đối tượng phải chịu áp lực thoái vốn lớn nhất do những đánh giá kém lạc quan về kết quả kinh doanh trong bối canh giá dầu thô vẫn chưa thể hồi phục như kỳ vọng.


>   Vietstock Daily 05/05: Dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển? (04/05/2017)

>   Vietstock Daily 05/05: Dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển? (04/05/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/05: MACD cho tín hiệu mua trở lại (04/05/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 04/05: Thanh khoản tăng mạnh (04/05/2017)

>   Vietstock Daily 04/05: VN-Index sẽ giành lại mốc 720 điểm? (03/05/2017)

>   Vietstock Daily 04/05: VN-Index sẽ giành lại mốc 720 điểm? (03/05/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/05: Biến động xoay quanh đường middle (03/05/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 03/05: Bluechips kéo VN-Index áp sát mốc 720 điểm (03/05/2017)

>   Vietstock Weekly 03-05/05/2017: Thị trường sẽ trở lại thế giằng co? (02/05/2017)

>   Vietstock Weekly 03-05/05/2017: Thị trường sẽ trở lại thế giằng co? (02/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật