Thứ Hai, 01/05/2017 10:45

Nhập siêu 2.74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 4 tháng đầu năm 2017 cả nước nhập siêu 2.74 tỷ USD, bằng 4.5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8.49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 5.75 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4 ước tính đạt 16.70 tỷ USD, giảm 3.2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4.6 tỷ USD, giảm 7.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 12.10 tỷ USD, giảm 1.4%.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch giảm nhiều so với tháng trước: Hàng dệt may giảm 12%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 20.1%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 11.7%; sắt thép giảm 30.9%; hạt tiêu giảm 16%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4 năm nay tăng 16.4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9.6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 19.1%. Kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 42.5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 34.3%; điện thoại và linh kiện tăng 17.4%.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 61.3 tỷ USD, tăng 15.4% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 17.3 tỷ USD, tăng 13.7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 44 tỷ USD, tăng 16.1%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11.9 tỷ USD, tăng 3.7% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là EU đạt 11.3 tỷ USD, tăng 8.8%; Trung Quốc đạt 8.6 tỷ USD, tăng 45.1%; ASEAN đạt 6.7 tỷ USD, tăng 26%; Nhật Bản đạt 5.2 tỷ USD, tăng 19.3%; Hàn Quốc đạt 4.4 tỷ USD, tăng 32%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 ước tính đạt 17.5 tỷ USD, giảm 4.6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7 tỷ USD, giảm 3.8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10.5 tỷ USD, giảm 5.2%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước: Điện tử, máy tính và linh kiện giảm 4.6%; điện thoại và linh kiện giảm 8.2%; xăng dầu giảm 29.5%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 17.9%; phân bón giảm 15.2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng Tư tăng 24.9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29.9%.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 64.1 tỷ USD, tăng 24.9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25.8 tỷ USD, tăng 24.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38.3 tỷ USD, tăng 25.3%.

Về thị trường nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17.6 tỷ USD, tăng 19.4% so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 13.7 tỷ USD, tăng 45.3%; ASEAN đạt 8.9 tỷ USD, tăng 20.4%; Nhật Bản đạt 5.1 tỷ USD, tăng 16.9%; EU đạt 3.8 tỷ USD, tăng 24.3%; Hoa Kỳ đạt 3 tỷ USD, tăng 23.1%./.

Các tin tức khác

>   Áp thuế tự vệ đối với phân bón: liệu có khả thi? (01/05/2017)

>   Thị trường xe bán tải nóng lên trước khả năng tăng giá (30/04/2017)

>   Kiến nghị sửa đổi cơ bản Nghị định 109 về xuất khẩu gạo (30/04/2017)

>   Bốn tháng có gần 40,000 doanh nghiệp thành lập mới (30/04/2017)

>   Chính thức duyệt cơ chế tài chính đặc thù cho Tp.HCM (30/04/2017)

>   Bộ Nông nghiệp chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn (30/04/2017)

>   Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4.2 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm (29/04/2017)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4 tăng 7.4% so với cùng kỳ (29/04/2017)

>   Kiểm tra phản ánh nhà máy ngàn tỷ bị bỏ hoang (29/04/2017)

>   Sắp có thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1 qua Tiền Giang (29/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật