Thứ Ba, 23/05/2017 11:12

Ngân hàng trung ương nào thường gây bất ngờ nhất?

Khi Janet Yellen dự định nâng lãi suất, các thị trường thường chấp nhận và phản ánh vào giá. Điều này là vì các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải tranh luận công khai và báo hiệu về sự thay đổi trước một vài tháng, Bloomberg cho hay.

Còn ở châu Á, mọi thứ lại khác hẳn. Các ngân hàng trung ương tại khu vực này thường đưa ra các quyết định bất ngờ về chính sách tiền tệ và khiến thị trường nhiều phen điêu đứng. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) dẫn đầu danh sách các ngân hàng thường đưa ra quyết định chính sách bất ngờ nhất, dựa trên một bài xem xét lại các quyết định chính sách từ năm 2010 của tổ chức Bloomberg Intelligence.

Nguyên nhân một phần là do các ngân hàng trung ương này tổ chức họp thường niên ít hơn – MAS chỉ họp 2 lần mỗi năm – hoặc không tổ chức các cuộc họp thường niên theo một lịch trình cụ thể, như PBoC. Điều này có nghĩa là những người quan sát có ít thông tin để đưa ra dự báo cho tương lai.

Các biểu đồ dưới đây của Bloomberg Intelligence cho thấy xu hướng trên:

Bản đồ về mức độ gây ngạc nhiên của các ngân hàng trung ương

 

Các chuyên gia kinh tế thuộc Bloomberg Intelligence là Tom Orlik và Justin Jimenez cho hay: “MAS và PBoC đứng đầu danh sách các ngân hàng trung ương gây ngạc nhiên nhất tại khu vực châu Á với tỷ lệ đưa ra quyết định chính sách bất ngờ tương ứng là 40% và 34%. Sau MAS và PBoC là Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) với tỷ lệ đưa ra chính sách bất ngờ là 28%. Đứng cuối bảng xếp hạng là Ngân hàng Trung ương Philippines với rất ít lần đưa ra động thái bất ngờ”.

Tuy nhiên, khi xem xét và xếp hạng dựa vào số lần đưa ra quyết định không lường trước được, thì RBI và Ngân hàng Trung ương Indonesia lại gây ra hiệu ứng bất ngờ nhiều nhất kể từ năm 2010 với 15 lần đưa ra quyết định bất ngờ. Kế đó là Hàn Quốc và Nhật Bản với tương ứng là 13 và 12 động thái gây bất ngờ.

Bảng xếp hạng về tính minh bạch

 

Tính minh bạch cao hơn không có nghĩa là khả năng dự báo chính xác hơn. Khi đánh giá và xếp hạng dựa trên các quyết định chính sách, số biên bản họp được công bố, các cuộc họp báo, và bài phát biểu bởi các nhà hoạch định chính sách, thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) là ngân hàng có tính minh bạch cao nhất. Tuy nhiên, Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda, cũng nhiều lần làm chao đảo thị trường, trong đó một số là do các động thái bất ngờ và số khác là do BoJ quyết định không làm gì cả.

Các bất ngờ xoay quanh việc thay đổi thành phần lãnh đạo

 

Ngoài ra, sự thay đổi về bộ phận lãnh đạo tại một số ngân hàng trung ương hàng đầu có thể được xem là một yếu tố gây bất ngờ đến thị trường. Chẳng hạn như khi ông Urjit Patel thừa kế chức vụ Thống đốc RBI từ ông Raghuram Rajan và gây chao đảo thị trường bằng quyết định cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, quyết định gây bất ngờ duy nhất kể từ năm 2011 của Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) cũng trùng khớp với thời điểm thay đổi bộ phận lãnh đạo lần đầu tiên trong 16 năm, dựa trên kết quả phân tích của Bloomberg Intelligence.

Ngoài ra, sự thay đổi trong định hướng chính sách cũng là một yếu tố gây ngạc nhiên đến thị trường, bằng chứng là PBoC đã gây choáng đến thị trường khi bắt đầu áp dụng định hướng mới trong chính sách tiền tệ.

Các nhà phân tích thuộc Bloomberg Intelligence nhận định: “Thậm chí, đối với các ngân hàng trung ương dễ đoán hơn thì sự thay đổi trong định hướng chính sách cũng khiến thị trường ngạc nhiên. Một điều được rút ra ở đây là các chuyên gia kinh tế chỉ tốt ở việc dự đoán tính liên tục, nhưng lại kém ở khoản dự báo về những thay đổi trong chính sách”./.

Các tin tức khác

>   Nhờ đâu giá Bitcoin nhảy vọt dưới thời của Donald Trump? (23/05/2017)

>   Vàng thế giới lên cao nhất trong 3 tuần khi đồng USD suy yếu (23/05/2017)

>   Dầu lên đỉnh 1 tháng nhờ kỳ vọng gia hạn thỏa thuận cắt giảm đến năm 2018 (23/05/2017)

>   Vượt ngưỡng 1,900 USD, Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại (20/05/2017)

>   Vàng thế giới chứng kiến tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 4 (20/05/2017)

>   Dầu leo dốc hơn 5%/tuần và vượt mốc 50 USD/thùng (20/05/2017)

>   Ai mới là mối đe dọa thật sự cho nền kinh tế toàn cầu? (19/05/2017)

>   Đã qua rồi cái thời OPEC kiểm soát thị trường dầu mỏ (19/05/2017)

>   Vàng thế giới chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp khi đồng USD phục hồi (19/05/2017)

>   Dầu tăng phiên thứ 2 liên tiếp trước cuộc họp của OPEC (19/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật