Thứ Ba, 09/05/2017 08:01

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Sau ĐHĐCĐ, bên mua áp đảo

Tuần trước và sau kỳ nghỉ lễ (04-08/05), nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã ra tay gom vào lượng lớn cổ phiếu của đơn vị mình sau những thông tin khả quan được tung ra tại ĐHĐCĐ thường niên.

Hình minh họa.

Sau khi công bố tài liệu ĐHĐCĐ bất thường trong đó có nội dung nhận sáp nhập BHS, bà Đặng Huỳnh Ức My - Thành viên HĐQT SBT liền ra tay đăng ký gom 3 triệu cp trong thời gian từ 11/05 đến 09/06. Nếu giao dịch thành công, bà My sẽ tăng sở hữu SBT từ 3.94 triệu cp (1.56%) lên 6.94 triệu cp (2.74%).

Đây cũng là thời gian SBT công bố thông tin kết quả kinh doanh quý 3 (niên độ 2016-2017) với lãi ròng tăng 51% khi đạt gần 103 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau thông tin nhận sáp nhập, cổ phiếu SBT đã phản ứng khá tiêu cực khi liên tục đỏ sàn (giai đoạn 19-26/04) xuống mức gần 24,000 đồng/cp và chỉ phục hồi được sau đó 3 phiên để lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay 28,200 đồng/cp (03/05) rồi lại quay đầu giảm đến tận bây giờ. Khối lượng giao dịch bình quân trong tháng qua của SBT ở mức khá cao với hơn 1.58 triệu cp/ngày.

Ngược lại, cổ phiếu BHS có nhịp điệu giao dịch khả quan hơn SBT trong thời gian này khi tăng 46% trong 1 tháng qua với khối lượng cổ phiếu sang tay 2.62 triệu cp/ngày.

Trước ngày chốt quyền nhận cổ tức 2016 bằng tiền mặt và cổ phiếu tỷ lệ 18% của DXG, Chủ tịch Lương Trí Thìn đăng ký mua 5 triệu cp nhằm tăng sở hữu lên hơn 22.38 triệu cp (8.85%).

Cổ phiếu DXG thời gian qua giao dịch khá sôi động với bình quân tháng qua gần 4 triệu cp/ngày, nhưng giá lại giảm 1.3% trong tháng qua, hiện giao dịch tại mức 22,700 đồng/cp. Như vậy, nếu muốn mua thành công 5 triệu cp trên, Chủ tịch Lương Trí Thìn dự sẽ phải chi ra khoảng 113 tỷ đồng cho giao dịch này.

Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, các cổ đông lớn cũng như nội bộ của KLF đang tiếp tục đẩy mạnh giao dịch cổ phiếu này trở lại. Cụ thể, từ tháng 3 đến nay, Thủy hải sản Liên Thành liên tục bán ròng và mua ròng hàng triệu cp KLF. Tiếp đó, Chủ tịch Nguyễn Văn Thanh và Ủy viên HĐQT Trần Thế Anh lại đăng ký gom vào lần lượt 500,000 và 250,000 cp KLF.

Nhờ đó, giao dịch tại KLF sôi động hơn hẳn với khối lượng giao dịch bình quân tháng qua hơn 1.46 triệu cp/ngày và đã tăng nhẹ hơn 4%, lên mức 2,500 đồng/cp.

Với dàn lãnh đạo mới, ĐHĐCĐ thường niên vừa qua của DRH đã định hướng phát triển bất động sản đồng thời loại bỏ hoạt động kinh doanh phân bón và dự kiến sẽ mang lại một "trang mới" cho DRH trong tương lai. Có lẽ bởi thế mà vị Phó Chủ tịch Trần Ngọc Đính bắt đầu mạnh tay đăng ký mua vào 3.2 triệu cp, tương ứng 6.52% vốn DRH.

Hiện giá cổ phiếu DRH đã tăng gần 27% trong tháng qua lên hơn 31,000 đồng/cp với khối lượng giao dịch đạt mức hơn 1.1 triệu cp/ngày.

Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh vật vờ lỗ chồng lỗ thì dường như VNH đang dần "sống" trở lại khi có sự tham gia của một nhóm cổ đông lớn đại diện là ông Nguyễn Thanh Sơn đến từ ATA. Theo đó, ĐHĐCĐ bất thường hồi cuối tháng 3 của VNH sau khi dàn lãnh đạo mới trong đó có ông Sơn trúng cử vào HĐQT đã chia sẻ vẫn có những yếu tố để vực dậy công ty.

Dù chưa biết cụ thể chiến lược gầy dựng lại một doanh nghiệp gần như không hoạt động sản xuất trong mấy năm qua như thế nào, nhưng trước mắt đã thấy được động thái sau khi lên chức Chủ tịch của ông Nguyễn Thanh Sơn là gom vào 400,000 cp VNH. Hiện ông Sơn đang sở hữu hơn 1.57 triệu cp VNH, tương ứng 19.6% vốn.

Có điều đặc biệt tại VC7 là ban lãnh đạo đều là những người gắn bó lâu năm với đơn vị này. Ngoài việc có thâm niên công tác lâu năm thì dàn lãnh đạo của VC7 cũng rất siêng giao dịch "ra-vào" cổ phiếu từ trước đến nay.

Bởi thế không thể xác định được thời điểm cụ thể mà cứ đều đặn hàng năm đều có giao dịch vừa mua vừa bán của Chủ tịch cho đến Ủy viên HĐQT, Phó giám đốc đến Kế toán trưởng. Gần đây nhất là Chủ tịch Nguyễn Trọng Tấn đăng ký mua 150,000 cp để tăng tỷ lệ sở hữu. Hiện vị này đang nắm 555,812 cp (5.05%) VC7.

Ở thái cực ngược lại, nổi bật trong tuần qua chỉ có Phó Tổng giám đốc SDA Nguyễn Thị Minh Thu muốn thoái hết hơn 1.3 triệu cp, tương ứng gần 5% vốn với mục đích để tiện cho việc quản lý tài sản cá nhân.

Trong khi đó, cổ phiếu SDA đang có những giao dịch bất thường khi liên tục đỏ sàn để rồi len lỏi 1-2 phiên trần và đang giao dịch tại 2,700 đồng/cp, giảm gần 13% trong tháng qua.

Ngược lại, ĐHĐCĐ vừa qua của SDA đã thông qua chỉ tiêu 2017 với kế hoạch doanh thu tăng nhẹ lên 100 tỷ đồng nhưng lãi ròng tăng khá mạnh từ mức 954 triệu đồng lên tới 5 tỷ đồng. Vậy lý do gì để SDA liên tục giảm giá, còn vị Phó Tổng cũng muốn bán bớt cổ phiếu này?

Các tin tức khác

>   NSC: Thông báo giao dịch cổ phiếu của CĐNB Nguyễn Hải Thọ (08/05/2017)

>   SDA: Chủ tịch Nguyễn Sĩ Hiển đăng ký mua 150,000 cp (08/05/2017)

>   MCO: Báo cáo sở hữu của cổ đông lớn - Phan Xuân Dũng (08/05/2017)

>   SD2: Phạm Văn Viết - người có liên quan đến Trưởng Ban kiểm soát - đã bán 0 CP (08/05/2017)

>   SZL: Danh sách người có liên quan (08/05/2017)

>   TCM: Báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn VCBF và VCBF-TBF (08/05/2017)

>   GDT: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Lê Như Ái (08/05/2017)

>   KTL: Bà Chu Thị Thanh Mai - Trưởng Ban kiểm soát - đăng ký mua 5,000 CP (08/05/2017)

>   SRT: Đỗ Quang Hòa - người có liên quan đến Phó Tổng Giám đốc; Ủy viên HĐQT - đăng ký mua 30,000 CP (08/05/2017)

>   VHH: Du lịch Huế đã thoái hết 12.13% vốn (11/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật