Thứ Năm, 25/05/2017 13:10

“Khối u” của những doanh nghiệp họ Vinaconex

Tồn tại trong nhiều năm và không thể cắt bỏ dứt điểm, những khoản phải thu, công nợ “khủng” đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều doanh nghiệp trong họ Vinaconex. 

Tính đến cuối năm 2016, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) có 27 công ty con, trong đó có 10 công ty con đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Hầu hết các đơn vị này đều tồn những công nợ lớn trong khi vẫn phải “còng lưng” đi vay để thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm VC7, VC2, VC3, VC9, VC1, V21, V12VCC.

Những công nợ “còn mãi với thời gian”…

Trường hợp của CTCP Xây dựng Số 2 (HNX:VC2) là một ví dụ khi những khoản công nợ làm đau đầu dàn lãnh đạo doanh nghiệp này trong nhiều năm. Tính đến cuối năm 2016, VC2 có 697 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chiếm 30% tài sản ngắn hạn của Công ty. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, lãnh đạo VC2 cho biết, các khoản nợ chưa được kết toán, hầu hết đều quá khó đòi, các công ty nợ tiền không muốn hợp tác khiến nhiều tình huống trở nên căng thẳng và buộc phải sử dụng đến luật pháp để giải quyết dứt điểm. Một số trường hợp khác do doanh nghiệp nợ làm ăn thua lỗ nên cũng không thể thanh toán. Năm 2017, VC2 sẽ lập ban thu hồi công nợ và làm việc với các luật sư để tiến hành giải quyết dứt khoát.

Không chỉ riêng công nợ, VC2 hiện đang có tới 1,400 tỷ đồng hàng tồn kho, chiếm 55% tổng giá trị tài sản, nằm tại 17 dự án và một số công trình khác.

Hay như CTCP Xây dựng Số 12 (HNX: V12), đơn vị này đang có tổng tài sản gần 512 tỷ đồng. Tuy nhiên chiếm đến 66% giá trị tài sản lại là khoản phải thu ngắn hạn gần 340 tỷ đồng, trong đó phải thu từ VCG gần 45 tỷ đồng, còn lại là phải thu từ các bên liên quan khác.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 diễn ra gần đây, Ban lãnh đạo của V12 cho biết vẫn đang nỗ lực thu hồi các khoản công nợ dai dẳng suốt nhiều năm, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa ra con số và lộ trình thực hiện cụ thể. Động thái gần đây nhất, lãnh đạo V12 cho biết đã phải khởi kiện 2 doanh nghiệp đang có công nợ ra tòa để giải quyết.

Nhiều doanh nghiệp cùng họ Vinaconex khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tại Xây dựng Số 1 (HNX: VC1), khoản phải thu đến cuối năm 2016, chiếm tới 53% tổng tài sản, bên cạnh đó lượng hàng tồn kho cũng chiếm 31% cơ cấu, với 250 tỷ đồng. Hay như VC9, khoản phải thu của đơn vị này chiếm tới 43% tổng tài sản, hàng tồn kho cũng chiếm tới 35% giá trị.

Biến động khoản phải thu và hàng tồn kho các năm (Đvt: triệu đồng)
Tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho các năm (Đvt: %)

Quán quân trong những doanh nghiệp “họ” Vinaconex có tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản cao nhất là CTCP Vinaconex 25 (HNX: VCC), tỷ lệ gần 72%. Tính đến cuối năm 2016, VCC có hơn 506 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, tăng 58% so với hồi đầu năm, chiếm 79% tài sản ngắn hạn. Trong đó, có 171 tỷ đồng phải thu từ VCG và hơn 335 tỷ đồng phải thu khác.

Điểm đáng chú ý là giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu luôn thay nhau chiếm tỷ trọng lớn tại các doanh nghiệp họ Vinaconex. Ngoại trừ trường hợp của VC2, các đơn vị có tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản thấp thì tỷ trọng hàng tồn kho lại ở mức cao và ngược lại.

Soi tình hình tài chính của “ông lớn” VCG - công ty mẹ của các doanh nghiệp trên, xét từ năm 2014 trở lại đây, khoản phải thu của VCG liên tục được cắt giảm, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Năm 2014 và 2015, VCG ghi nhận khoản phải thu lần lượt 5,819 tỷ và 5,333 tỷ đồng; tính đến cuối năm 2016, VCG có 4,976 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chiếm 40% tài sản ngắn hạn của Công ty. Tình hình công nợ cũng luôn là vấn đề nhức nhối đối với VCG. Trong đó, Liên doanh An Khánh ghi nhận giá trị phải thu lên tới gần 774 tỷ đồng, theo sau là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam với gần 384 tỷ đồng.

Theo báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, VCG cho biết sẽ tích cực triển khai các biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo không làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VCG cũng đang có 4,130 tỷ đồng hàng tồn kho, tương đương 33.4% tài sản ngắn hạn của Công ty.

Những hệ lụy về nguồn vốn

Trong khi các khoản phải thu lớn vẫn nằm bất động trên BCTC, những doanh nghiệp trên lại phải đi vay để có vốn thực hiện hoạt động kinh doanh, điều này làm gia tăng chi phí tài chính, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đơn cử như trường hợp của V12, tính đến cuối năm 2016, Công ty có 116 tỷ đồng nợ vay tài chính, chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm gần 23% cơ cấu nguồn vốn. Chi phí lãi vay cả năm gần 8.3 tỷ đồng, trong khi lãi ròng chỉ hơn 7.8 tỷ đồng.

Tình trạng nợ và tỷ trọng chi phí lãi vay năm 2016 của doanh nghiệp
họ Vinaconex (Đvt: triệu đồng, %)

Hay như trường hợp của V21, đơn vị này có gần 70 tỷ đồng nợ vay, chiếm 20% cơ cấu vốn. Chi phí lãi vay năm 2016 ở mức hơn 5.8 tỷ đồng, tương đương 34% lợi nhuận gộp, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân kéo tụt kết quả kinh doanh của V21. Kết thúc năm 2016, V21 đạt lợi nhuận ròng chỉ hơn 1 tỷ đồng.

Tình hình vay nợ tài chính và chi phí lãi vay giai đoạn 2014-2016
(Đvt: triệu đồng)

Một doanh nghiệp khác cũng có hoàn cảnh tương tự là CTCP Xây dựng Số 9 (HNX: VC9). Tính đến cuối năm 2016, VC9 có gần 243 tỷ đồng nợ vay dài hạn tài chính, chiếm 21% nợ phải trả, tương đương 18% tổng vốn vay. Theo đó chi phí lãi vay của VC9 năm 2016 ghi nhận ở mức 24.7 tỷ đồng, tương đương 42% giá trị lợi nhuận gộp.

Một điểm đáng chú ý là hầu hết khoản nợ vay của các doanh nghiệp Vinaconex trên đều là nợ vay ngắn hạn.

KQKD của các doanh nghiệp họ Vinaconex trong năm 2016 (Đvt: triệu đồng)

Đối với VCG, hết năm 2016, Công ty đang có hơn 4,432 tỷ đồng nợ vay tài chính, chiếm 30% trong tổng nợ phải trả. Trong đó có gần 2,397 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 2,036 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Về hoạt động kinh doanh năm 2016, VCG đạt doanh thu thuần 8,643 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2015; lợi nhuận ròng đạt 476 tỷ đồng, tăng trưởng 22%.

Giao dịch cổ phiếu họ Vinaconex từ năm 2014 đến nay
(giá đã điều chỉnh)
Các tin tức khác

>   Thêm nhiều nạn nhân BTCT 2016 không hợp lệ do Thăng Long – TDK kiểm toán (12/05/2017)

>   NT2: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức còn lại năm 2016 bằng tiền (12/05/2017)

>   MSR11606: HOSE: Thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết Trái phiếu TNTI102018 của Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Thái Nguyên (12/05/2017)

>   MBS: Quyết định sửa đổi Quyết định thành lập chi nhánh Hoàn Kiếm (thay đổi người đứng đầu) (12/05/2017)

>   MSC: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2017 (12/05/2017)

>   D2D: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi cổ tức 06 tháng cuối năm 2016 bằng tiền (12/05/2017)

>   MWG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức bằng tiền năm 2016 và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (12/05/2017)

>   HAP: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2016 bằng tiền (12/05/2017)

>   FCM: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2016 bằng tiền (12/05/2017)

>   FLC: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc (12/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật