Thứ Hai, 29/05/2017 15:39

ĐHĐCĐ VSH: Tất cả tờ trình bị phủ quyết

Ngày 26/05, ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (HOSE: VSH) đã không thông qua hàng loạt tờ trình như BCTC năm 2016, kế hoạch kinh doanh 2016, đơn vị kiểm toán cho năm 2017...

* REE đầu tư vào VSH: Nhìn thấy cơ hội từ biến cố?

Cụ thể, về kế hoạch năm 2017, HĐQT VSH dự kiến doanh thu 538 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 264 tỷ đồng, đều tăng nhẹ so năm 2016; cổ tức duy trì mức 10%. Sản lượng điện sản xuất 739 triệu Kwh, điện thương phẩm 730 triệu Kwh.Tuy nhiên vấn đề này chỉ nhận được tỷ lệ đồng ý 39.47%.

Kết quả sản xuất năm 2016 cũng không được thông qua, gồm sản xuất điện của VSH đạt 679.35 triệu Kwh, tổng doanh thu 502 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 258 tỷ đồng. Cả hai phương án trả cổ tức năm 2016 là 10% và kế hoạch 2017 là 10% cũng chỉ nhận được sự đồng ý với tỷ lệ 39.47%.

Thù lao HĐQT và BKS năm 2016 và 2017 không được thông qua với mức 1,632 tỷ đồng.

Ngay cả việc lựa chọn công ty kiểm toán cho VSH trong năm tài chính 2017 cũng vấp phải sự phản đối của gần 61% tỷ lệ biểu quyết tại đại hội.

Về kế hoạch 2017, theo biên bản đại hội, cổ đông có ý kiến cho rằng kết quả năm 2016 giá bán điện bình quân còn thấp. Vì thế ban điều hành cần chủ động trong việc chào giá thị trường điện... để chuẩn bị cho lộ trình tham gia thị trường điện cạnh tranh đến 40%. Bên cạnh đó, nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh đã hết khấu hao, do vậy chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận sau thuế từ sản xuất điện tăng nên cổ đông đề nghị trả cổ tức hơn 10%.

Về dự án Thượng Kon Tum, tổng mức đầu tư dự án đã tăng từ 5,744 tỷ đồng lên 7,407 tỷ đồng, do vậy ban điều hành cần kiểm soát chặt chẽ toàn bộ chi phí của dự án đặc biệt là chi phí lãi vay và chi phí dự phòng. Ngoài ra, nguồn tiền gửi của công ty vào cuối năm 2016 vẫn còn khoảng 1,000 tỷ đồng, ban điều hành nên xem xét lại việc phát hành trái phiếu chuyển đổi huy động vốn cho dự án Thượng Kon Tum vì không quá cần thiết.

Giải đáp thắc mắc về các vấn đề này, ban điều hành VSH cho biết, số liệu doanh thu thị trường điện các tháng năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017 và giá điện tham gia thị trường tại cùng quý trong các năm không như nhau là do lượng nước tồn các năm khác nhau và phụ thuộc việc huy động phát điện của A0.

Về dự án thủy điện Thượng Kon Tum, tổng mức đầu tư dự án được hiệu chỉnh đã được ĐHĐCĐ thông qua. Trong đó có chi phí dự phòng, chi phí trượt giá và khối lượng phát sinh, lãi vay. Do dự án dừng thi công 2 năm, trong đó vẫn phải trả chi phí lãi vay, nên phát sinh chi phí lãi vay cao.

Cổ đông Genco 3 cũng cho biết, dự án thủy điện Thượng Kon Tum, với thiết kế đường hầm ngầm trong núi trên 17km thuộc loại dài nhất Đông Nam Á, thi công trong điều kiện địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều, địa chất không lường trước được. Hạng mục chính của công trình là tuyến năng lượng do nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu thấp nhưng không đủ năng lực thi công, dẫn đến bỏ việc công trình nhưng máy đào hầm TBM vẫn trong hầm, gây bế tắc để tiếp tục thực hiện dự án năm 2012-2014. Do vậy, việc tái khởi động dự án cuối năm 2015, đầu 2016 là nỗ lực của công ty với sự hỗ trợ của EVN và các cổ đông lớn khác. Tuy nhiên, ban điều hành cần nỗ lực bám sát mục tiêu chất lượng lớn nhất là tích nước vào tháng 6 đến tháng 8 năm 2018, phát điện dự án Thượng Kon Tum vào quý 1, 2/2019.

Bất đồng về đề cử thành viên HĐQT độc lập

Tại đại hội, ông Phan Hồng Quân đã có thư từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT độc lập, với mong muốn HĐQT bổ sung thành viên HĐQT độc lập khác có kinh nghiệm về kỹ thuật, quản lý dự án, tăng quá trình ra quyết định của HĐQT, thúc đẩy tiến độ dự án Thượng Kon Tum.

Theo đó, cổ đông Genco 3 (30.55% vốn) đề cử ông Vương Thái Hòa vào vị trí thành viên HĐQT độc lập, cổ đông Perfectto (14.18%) cũng để cử ông Quách Vĩnh Bình (Phó Giám đốc REE) vào HĐQT.

Tuy nhiên, theo Genco 3, trong trường hợp ông Phan Hồng Quân - thành viên HĐQT độc lập từ nhiệm thì HĐQT cần có người mới, trong khi ông Quách Vĩnh Bình hiện là người có liên quan đến cổ đông lớn REE nên không đủ tiêu chuẩn là ứng viên HĐQT độc lập.

Do bất đồng về đề cử ứng viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT, việc bầu thành viên HĐQT dù tiến hành cũng không đạt tỷ lệ 65%. Trước đề nghị của các cổ đông lớn, ông Phan Hồng Quân đã rút đơn từ nhiệm và được thông qua, do vậy, đại hội không tiến hành bầu HĐQT và BKS.

Trong khi đó, cũng trong năm 2016, HĐQT đã bổ nhiệm ông Lê Tuấn Hải làm thành viên HĐQT tạm thời sau khi ông Trần Mạnh Hữu thôi nhiệm. Nhưng do đại hội không bầu cử HĐQT nên ông Lê Tuấn Hải không còn là HĐQT VSH./.

Tài liệu đính kèm:
20170529_20170529 - VSH - Bien ban DHDCD 2017.pdf
Các tin tức khác

>   BCG: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 (29/05/2017)

>   FCN: Nghị quyết HĐQT về việc thanh toán cổ tức năm 2016 (29/05/2017)

>   PVL: Kết quả tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 lần 1 (29/05/2017)

>   Tập đoàn Đất Xanh vào Top 10 Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam (30/05/2017)

>   PTI: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (29/05/2017)

>   VCR: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (29/05/2017)

>   PPE: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (29/05/2017)

>   CTC: Nghị quyết HĐQT (29/05/2017)

>   MST: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (29/05/2017)

>   VNT: Nghị quyết HĐQT (29/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật