ĐHĐCĐ SBT: Về chung nhà với BHS, tiếp tục đẩy mạnh M&A
Với tham vọng bành trướng theo chiều ngang, ĐHĐCĐ CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) đã thông qua việc mua lại 100% CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS). Song, SBT sau đó vẫn tiếp tục ráo riết hoạt động M&A với Mía đường Hoàng Anh Gia Lai, cũng như mở rộng đầu tư sang Lào nhằm khai thác triệt để vùng nguyên liệu.
* Nóng M&A ngành mía đường: BHS về tay SBT
* SBT sẽ nhận sáp nhập BHS theo tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1 BHS:1.02 SBT
Ngày 25/05, ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) đã thông qua việc mua lại 100% CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS), bằng cách phát hành thêm cổ phần để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu BHS đang lưu hành.
Ngày 25/05, ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) đã thông qua việc mua lại 100% CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS), bằng cách phát hành thêm cổ phần để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu BHS đang lưu hành.
|
Tính đến ngày 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của SBT hơn 2,900 tỷ đồng (vốn điều lệ hơn 2,500 tỷ đồng), còn BHS có vốn chủ sở hữu gần 2,300 tỷ đồng (vốn điều lệ 1,300 tỷ đồng). Theo đó, SBT dự kiến phát hành gần 304 triệu cổ phiếu phổ thông, nhằm hoán đổi toàn bộ cổ phiếu BHS với tỷ lệ 1:1.02. Được biết, tỷ lệ hoán đổi trên được xác định bởi CTCP Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam như sau:
Tỷ lệ hoán đổi 1:1.02 – Liệu có bất lợi cho cổ đông SBT?
Đó là thắc mắc của nhiều cổ đông tại ĐHĐCĐ năm 2017 của SBT, khi mà giá giao dịch trên thị trường hiện tại của SBT đạt 28,500 đồng/cp và BHS đạt 20,150 đồng/cp. Chưa kể đến, mức giá 20,150 đồng/cp của BHS theo nhiều cổ đông là do được đẩy giá thời gian gần đây, nên chưa phản ánh đúng với giá trị doanh nghiệp.
Được biết hồi đầu năm, giá cổ phiếu BHS chỉ đạt 10,700 đồng/cp (02/01/2017), chưa đến một nửa giá cổ phiếu SBT lúc bấy giờ là 26,000 đồng/cp. Theo đó, chỉ sau chưa đầy 5 tháng giao dịch, trước luồng thông tin được SBT mua lại, giá cổ phiếu BHS không ngừng tăng hơn 88%. Liệu động lực tăng này có phản ánh đúng với giá trị thực của doanh nghiệp?
Giao dịch cổ phiếu BHS một năm qua
|
Trả lời cho vấn đề này, đại diện Công ty Đông Nam cho biết, tỷ lệ hoán đổi trên được tính toán dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF và sử dụng các chỉ số PB, PE. Đồng ý với đánh giá của cổ đông, tỷ lệ trên trong ngắn hạn thì có lợi cho BHS hơn là SBT, bởi lẽ giá giao dịch trên thị trường hiện tại của 2 cổ phiếu chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, mức tỷ lệ 1:1.02 đã được cân đối dựa trên những kỳ vọng trong tương lai, do đó về dài hạn thì cổ đông hai bên đều sẽ có lợi.
Như vậy, sau thương vụ sáp nhập trên, quy mô vốn của SBT sẽ tăng gần gấp đôi lên hơn 5,000 tỷ đồng (vốn điều lệ 3,800 tỷ đồng), tổng tài sản trên 10,000 tỷ đồng, bỏ xa nhiều đối thủ trong nước như CTCP Đường Quãng Ngãi (QNS) hay CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS). Cùng với đó, BHS sẽ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai.
“To nhưng đi nhanh”
Ông Phạm Hồng Dương – Chủ tịch HĐQT SBT cho biết, trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thương trường đường quốc tế, đặc biệt từ các đối thủ Thái Lan, M&A là một trong những chiến lược đi ngang nhằm khai thác tối đa vùng nguyên vật liệu, tinh giản bộ máy quản lý. Từ đó hạ thấp chi phí sản xuất, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Mặc dù sau sáp nhập, SBT sẽ là một công ty với quy mô vốn lớn, tuy nhiên kỳ vọng tạo ra được hiệu quả sản xuất, SBT theo đó sẽ là một doanh nghiệp “to nhưng đi nhanh”, ông Dương bộc bạch.
Mặt khác, chia sẻ bên lề Đại hội, ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng Giám đốc SBT cũng đã nhấn mạnh, BHS là một doanh nghiệp có hơn 50 năm kinh doanh đường, cùng mạng lưới bán lẻ rộng rãi, nếu cộng hưởng với SBT có thế mạnh về quy mô cung cấp hàng sỉ lên đến 95%, sẽ tạo ra một bước tăng trưởng vượt bậc cho những năm tiếp theo. Mặt khác, BHS với công nghệ Nhật, TTC đang áp dụng công nghệ Pháp. Như vậy bằng việc kết hợp công nghệ Pháp – Nhật sẽ tạo động lực cạnh tranh với các đối thủ mạnh từ Thái Lan.
* Tồn kho kỷ lục, VSSA bàn giải pháp tiêu thụ đường
Theo dự phóng của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), sau sáp nhập vùng nguyên liệu SBT sở hữu sẽ đạt hơn 49,000 ha, chưa kể đến vùng nguyên liệu rộng lớn được SBT và BHS mua lại từ Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Sugar). Con số này tương đương 16% tổng diện tích vùng nguyên liệu cả nước. Sản lượng tối đa SBT có thể đạt lên đến 3,400,000 tấn mía/năm, chiếm 22% tổng sản lượng cả nước. Cùng với đó, số nhà máy SBT sở hữu lên đến 8 đơn vị với công suất đạt 30,000 tấn, sản lượng theo đó đạt 540,000 tấn.
|
Với mục tiêu phát triển thông qua M&A, không chỉ dừng lại tại BHS, SBT cũng khai phá nguồn nguyên liệu tại Lào. Theo ông Ngữ, Lào hiện nay là một thị trường sơ khai tương tự Việt Nam những năm về trước, dư địa tăng trưởng còn khá nhiều cùng với diện tích nguồn nguyên liệu dồi dào sẽ là một kênh đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai. Được biết, SBT là doanh nghiệp trong nước duy nhất mở rộng đầu tư sang Lào, cùng một số đối thủ cạnh tranh khác đến từ Thái Lan.
* BHS và SBT sẽ chi 1,330 tỷ đồng mua Mía đường Hoàng Anh Gia Lai
Không dừng lại, mới đây SBT và BHS đã bắt tay gom 100% Mía đường Hoàng Anh Gia Lai. Đây cũng là động thái trong chiến lược M&A dài hơi của Tập đoàn nhằm tận dụng khai phá vùng nguyên liệu của Mía đường Hoàng Anh Gia Lai, khi mà đơn vị này chưa có đủ kỹ thuật để khai thác trong lĩnh vực mía đường.
Về hoạt động kinh doanh sau sáp nhập, SBT đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 674 tỷ đồng niên độ 2017-2018. Và con số dự kiến của Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai tương đương doanh thu đạt hơn 4,688 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 323 tỷ đồng./.
|