Thứ Sáu, 05/05/2017 08:30

An Phát Yên Bái: Sức hút từ công ty sản xuất hạt nhựa sắp lên sàn

Với tiềm năng tăng trưởng còn lớn trong ngành sản xuất hạt nhựa trước nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trầm trọng, CTCP Nhựa và Khoáng sản An Phát Yên Bái được đánh giá là một cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư khi sắp niêm yết trong năm nay.

CTCP Nhựa và Khoáng sản An Phát Yên Bái được thành lập năm 2009, là một thành viên của CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (HOSE: AAA) với tỷ lệ sở hữu hơn 35%. Hoạt động của Công ty gồm hai mảng chính là kinh doanh hạt nhựa nguyên sinh và sản xuất hạt nhựa phụ gia. Trong đó, doanh thu của mảng sản xuất đang tăng lên và chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động của Công ty.

Sản phẩm chính của Công ty

Nguyên liệu chính cho hoạt động của Công ty là hạt nhựa nguyên sinh, bột đá CaCO3… Trong đó, hạt nhựa nguyên sinh chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với nguồn cung cấp dồi dào, còn bột đá vôi được mua của các đơn vị tại Yên Bái (có mỏ đá Mông Sơn và Lục Yên với trữ lượng lớn, hàm lượng CaCO3 lớn hơn 98.5% cũng như độ trắng, độ sáng cao và đồng nhất, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là tốt nhất Việt Nam và Đông Nam Á), trong đó có CTCP Mông Sơn, CTCP Stone Base, Vinavico, Công ty TNHH Khoáng sản Nhật Linh…

Sản phẩm hạt phụ gia Calbest, hạt phụ gia PP… tạo thành bởi phụ gia và bột đá (CaCO3), trong đó có chứa khoảng 70% - 80% CaCO3 và 20% - 30% nhựa nguyên sinh PE, PP, nhựa Polypropylen với một số phụ gia khác.

Hạt nhựa phụ gia được ứng dụng trong các sản phẩm của ngành nhựa với mục đích giảm giá thành sản xuất, giảm chi phí chất tạo màu trắng, tăng độ chịu nhiệt, độ bền cho sản phẩm…; được dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: bột bả, sơn…; công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất các loại giấy…

Tại thời điểm thành lập, Công ty có vốn điều lệ 40 tỷ đồng với nhà máy sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3 với công suất 4,800 tấn/năm. Hiện vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 136 tỷ đồng. Nhà máy cũng liên tục nâng công suất hoạt động lên gần 40,000 tấn sản phẩm/năm, có diện tích 40,000 m2, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Từ giữa năm 2016, Công ty đã đầu tư dự án nâng công suất nhà máy sản xuất hạt nhựa CaCO3 lên 100,000 tấn/năm và dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột đá CaCO3 công suất 222,000 tấn/năm. Công ty cho biết sau khi dây chuyền sản xuất bột đá CaCO3 được đưa vào sử dụng, An Phát Yên Bái sẽ tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ hơn, phục vụ sản xuất hạt nhựa CaCO3.

Thời gian đầu hoạt động, sản phẩm của Công ty chủ yếu cung cấp cho Công ty mẹ AAA. Đến nay, Công ty cho biết đã mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu sang các nước EU, UAE, Ấn Độ, Nga… Doanh thu thị trường xuất khẩu năm 2014 là 53 tỷ đồng, tăng lên 108 tỷ đồng năm 2015 và 131 tỷ đồng năm 2016 (tỷ trọng doanh thu bán hàng cho Công ty mẹ chiếm từ mức 42% năm 2013 giảm xuống còn 19% vào năm 2016). An Phát Yên Bái sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào các năm tiếp theo.

Nhà máy sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3 của An Phát Yên Bái.

Tiềm năng phát triển của An Phát Yên Bái là rất lớn bởi nhu cầu thị trường trong nước cũng như thế giới đối với các sản phẩm nhựa ngày càng tăng cao. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, các doanh nghiệp nhựa trong nước chỉ cung cấp được 20% - 30% nguồn nguyên liệu nhựa trong nước, chủ yếu nhựa PVC, PET, PP. Đối với nhựa PVC, PET, hiện có hai doanh nghiệp sản xuất với năng lực 300,000 tấn/năm. Với nguyên liệu nhựa PP, duy nhất có nhà máy tại Dung Quất, Quảng Ngãi sản xuất 150,000 tấn/năm. Còn lại, Việt Nam vẫn nhập khẩu 70% - 80% (khoảng 3 triệu tấn) nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất.

Hiện tại, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 3.5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS... chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau; trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 0.9 triệu tấn nguyên liệu và hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành nhựa. Dự báo đến năm 2020, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, một yếu tố nữa là Công ty AAA cũng đầu tư và đưa vào sử dụng thêm hai nhà máy trong năm 2017, nâng công suất thiết kế lên gấp đôi, từ đó chắc chắn sẽ tăng mạnh nhu cầu sử dụng hạt nhựa phụ gia của An Phát Yên Bái.

Như vậy, với tiềm năng tăng trưởng trong ngành, cùng với ưu thế về vị trí địa lý có mỏ đá CaCO3 đã được kiểm chứng về chất lượng, công suất sản xuất của Công ty liên tục tăng và được sự hậu thuẫn từ AAA, An Phát Yên Bái có đủ yếu tố cần và đủ để trở thành một cổ phiếu tốt khi lên sàn chứng khoán./.

Các tin tức khác

>   TET: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   SGC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (05/05/2017)

>   TH1: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   SJE: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   SDA: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   S74: Giải trình biến động LNST tại BCTC quý 1.2017 (05/05/2017)

>   S74: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   SDV: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   TND: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

>   VHF: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (05/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật