Thứ Hai, 10/04/2017 21:30

VEPR: Tăng trưởng kinh tế quý 2 dự báo đạt 5.7%

Chiều ngày 10/04, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã tổ chức buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2017. Theo đó, với mức tăng trưởng thấp trong quý 1, nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định mục tiêu tăng trưởng 6.7% cho cả năm 2017 sẽ không đạt được. Trước mắt, VEPR dự báo kinh tế quý 2 tăng trưởng ở mức 5.7% và cả năm đạt khoảng 6.1%.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, đây là mức thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với dự báo VEPR đưa ra hồi quý trước. Về mặt cơ cấu, thông thường tăng trưởng công nghiệp ở mức thấp như quý 1 là điều bình thường do hiệu ứng Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp như quý 1 năm nay là đáng lo ngại, đặc biệt, công nghiệp suy giảm ở hầu hết các ngành chính. Tăng trưởng chỉ số công nghiệp và chỉ số tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây trong khi lượng hàng tồn kho tăng đáng kể. Nếu như một nguyên nhân chính của việc suy giảm tăng trưởng được cho là bắt nguồn từ tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Sam sung, thì điều này cho thấy một khuynh hướng ngày càng rõ nét về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một số tập đoàn đa quốc gia và ngành hành chính. Trong khi đó, nền công nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh và có khuynh hướng thu hẹp, thể hiện sự thất bại trong hội nhập vào thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ông Thành vẫn duy trì quan điểm tránh nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô.

Lạm phát 2017 sẽ thấp hơn 5%

Theo VEPR dự báo, với chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng như đã bộc lộ ở quý 1 được duy trì trong các quý tiếp theo, lạm phát cả năm có thể thấp hơn 5%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo, do hiệu quả điều chỉnh giá dịch vụ công trên toàn quốc và sự bất định của mức giá thế giới. Mặt khác, chênh lệch giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi vẫn ở mức cao cho thấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại.

Do đó, Ông Thành khuyến nghị trong bối cảnh giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tiếp tục phục hồi, giá cả dịch vụ công vẫn cần phải điều chỉnh, các nhà điều hành duy trì điều hành thận trọng để đạt lạm phát mục tiêu. Việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, giáo dục cần thực hiện theo đúng lộ trình đã đặt ra để ổn định mặt bằng giá chung trên thị trường. Điều này dù gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn nhưng tạo tiền đề ổn định hơn trong dài hạn.

Ngoài ra, tại buổi tọa đàm đã có nhiều ý kiến về lý do luồng vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong thời gian gần đây. Ông Thành cho biết, trong các năm 2015-2016, giải ngân vốn FDI vào Việt Nam đạt trung bình khoảng 13 tỷ USD/năm nhưng năm 2017 chững lại do TPP không thành công. Nguyên nhân nữa là do đang có khuynh hướng nguồn vốn đầu tư bị rút khỏi Việt Nam để chuyển sang các nước thành viên AEC như Indonesia, Thái Lan… Điều này cho thấy việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là một nhu cầu cấp thiết thực sự, không chỉ dừng lại ở chủ trương. Bên cạnh đó, ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết, ngoài lý do nhà đầu tư chuyển vốn sang các nước AEC, một nguyên nhân khác là do đồng USD lên giá./.

Các tin tức khác

>   Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: “Rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu” (10/04/2017)

>   Tỷ giá trung tâm tăng 14 đồng (07/04/2017)

>   Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 65% GDP của TPHCM (06/04/2017)

>   Nội dung Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 (04/04/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 2): Các chỉ báo kinh tế vĩ mô (13/04/2017)

>   PMI tháng 3 đạt 54.6 điểm, sản lượng ngành sản xuất tăng mạnh (03/04/2017)

>   TPHCM: GDP quý 1 tăng 7.56% (31/03/2017)

>   3 quý còn lại GDP phải tăng 7% mới đạt mục tiêu tăng trưởng của năm (29/03/2017)

>   GDP cả nước trong quý đầu năm tăng 5.1% so với cùng kỳ (29/03/2017)

>   CPI tháng 3 tăng 0.21% so với tháng trước (29/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật