Thứ Ba, 25/04/2017 17:37

TTCK Mỹ và Trung Quốc chưa từng diễn biến trái chiều như thế này kể từ năm 2008

Các thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc đang dịch chuyển nghịch chiều với nhau, Bloomberg cho hay.

Mức độ kiểm soát đòn bẩy ngày càng gia tăng ở Trung Quốc đã làm chao đảo chỉ số Shanghai Composite trong tuần qua, đồng thời đẩy chỉ số này xuống đáy 3 tháng trong phiên ngày thứ Hai. Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Pháp.

Hai thị trường trên chưa bao giờ diễn biến trái ngược đến thế kể từ tháng 8/2008, trước khi vụ sụp đổ của Lehman Brothers làm chao đảo hệ thống tài chính toàn cầu.

Các quan chức Trung Quốc đã siết chặt việc kiểm soát sau khi dòng vốn tháo chạy vào giữa năm 2015 và đầu năm 2016. Được biết, chỉ số Shanghai Composite chưa giảm quá 1%/phiên trong 86 phiên giao dịch liên tiếp tính cho đến trước ngày thứ Hai (24/04/2017).

Nhằm giảm thiểu rủi ro trong hệ thống tài chính, Bắc Kinh đã thay đổi trọng tâm từ thắt chặt thị trường tiền tệ và làm giảm đòn bẩy sang ngăn chặn hoạt động đầu cơ và hoạt động giao dịch bất thường. Điều này đã khiến thị trường Mỹ và Trung Quốc dịch chuyển ngược chiều nhau trong tháng qua.

* Chứng khoán Trung Quốc chuẩn bị chứng kiến phiên tồi tệ nhất trong năm 2017?

Đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài không còn lo lắng về tình trạng bất ổn trên thị trường Trung Quốc như những năm trước – có lẽ một phần là do đà tăng của nền kinh tế Trung Quốc.

Xem xét đến mối tương quan cao giữa các chứng khoán Trung Quốc và thị trường toàn cầu, diễn biến trái ngược trên có thể xem là một hiện tượng ngắn hạn, Daniel So, Chiến lược gia tại CMB International Securities ở Hồng Kông, cho hay.

Cho tới nay, diễn biến trái ngược giữa thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng rõ ràng hơn, trong đó mối tương quan 30 ngày giữa Shanghai Composite và chỉ số chứng từ lưu ký Mỹ (ADR) của người Trung Quốc- do Bank of New York Mellon tạo ra - tiến gần về mốc 0.

Sự thay đổi ở Trung Quốc

Chỉ mới 2 tháng trước, thị trường Trung Quốc là một bức tranh yên ắng và ổn định, với mức độ biến động trên thị trường chứng khoán ở mức thấp nhất kể từ năm 2014 và lợi suất trái phiếu giảm sút khi lãi suất thị trường tiền tệ suy yếu.

Đối với Adrian Zuercher, Trưởng bộ phận phân bổ tài sản khu vực châu Á -Thái Bình Dương tại một ngân hàng tư nhân của UBS ở Hồng Kông, sự suy yếu của mối tương quan giữa cổ phiếu Trung Quốc và các thị trường khác là một điều tốt lành, và có khả năng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Ông Adrian Zuercher cho biết: “Tất cả những quy định trên đều được thực hiện theo hướng làm Trung Quốc bớt rủi ro. Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh và đây là lý do vì sao chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp trên. Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều nhà đầu tư quốc tế trở lại Trung Quốc để đầu tư vào cổ phiếu và các tài sản có thu nhập cố định”./.

Các tin tức khác

>   Vượt mặt sếp Amazon, Amancio Ortega giành lại ngôi vị giàu thứ hai thế giới (25/04/2017)

>   Chiến thắng của ứng viên Emmanuel Macron kích Phố Wall nhảy vọt hơn 1% (25/04/2017)

>   Thị trường châu Âu ăn mừng với chiến thắng của ứng viên Emmanuel Macron (24/04/2017)

>   Chứng khoán Trung Quốc chuẩn bị chứng kiến phiên tồi tệ nhất trong năm 2017? (24/04/2017)

>   Dow Jones tương lai vọt gần 200 điểm sau kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên ở Pháp (24/04/2017)

>   Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Pháp (24/04/2017)

>   Phố Wall ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần (22/04/2017)

>   Morgan Stanley sẽ là vị vua mới của Phố Wall? (21/04/2017)

>   Dow Jones vọt hơn 150 điểm, Nasdaq phá kỷ lục mới nhờ hàng loạt báo cáo lợi nhuận lạc quan (21/04/2017)

>   Đà lao dốc của IBM khiến Phố Wall trái chiều (20/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật