Thứ Hai, 03/04/2017 11:23

Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Theo đó, các trường hợp áp dụng, nguyên tắc áp dụng và phương pháp xác định của phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng trong các trường hợp người nộp thuế mua, bán sản phẩm giao dịch phổ biến trên thị trường, có giá được niêm yết công khai trên các sàn giao dịch hàng hoá, dịch vụ trong nước và quốc tế hoặc các giao dịch xác định mức phí bản quyền, mức lãi suất cho vay và đi vay trong điều kiện tương đồng; người nộp thuế thực hiện đồng thời cả giao dịch liên kết và giao dịch độc lập với các sản phẩm không có khác biệt trọng yếu về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng hoặc một trong các bên liên kết tham gia giao dịch có thực hiện các giao dịch tương tự với bên độc lập.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng trên nguyên tắc: Không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm; trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm có thể xác định các khác biệt, tính toán và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu này.

Đối với phương pháp xác định: Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập tương đồng hoặc giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của khoảng giá trị giao dịch độc lập của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng được lựa chọn…

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư quy định rõ người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo mẫu quy định; lập và lưu giữ bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan thuế, gồm hồ sơ quốc gia (các thông tin chi tiết của người nộp thuế, các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế…) và hồ sơ toàn cầu (kế hoạch kinh doanh, phát triển của tập đoàn gồm cơ cấu tổ chức và mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị và các hoạt động kinh doanh của tập đoàn, tài sản vô hình và các hoạt động tài chính liên kết trong nội bộ tập đoàn…).

Được biết, giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết./.

Các tin tức khác

>   Vụ Trịnh Xuân Thanh: Khởi tố thêm 2 đối tượng (03/04/2017)

>   Giá khai báo ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ ổn định từ năm 2015 đến nay (01/04/2017)

>   Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2017 (01/04/2017)

>   Nhìn lại ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (01/04/2017)

>   Hỗ trợ Lào Cai xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (01/04/2017)

>   AirAsia lên kế hoạch lập hãng hàng không ở Việt Nam (31/03/2017)

>   Hoàn thiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (31/03/2017)

>   Bộ GTVT lên tiếng về các dự án BOT (31/03/2017)

>   Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ Trung Quốc 38.34%  (30/03/2017)

>   Đâu là các quốc gia đáng để khởi nghiệp? (30/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật