Thứ Sáu, 21/04/2017 15:30

Nhịp đập Thị trường 21/04: VN-Index đảo chiều bất thành

Dù chịu lực bán mạnh nhưng đà giảm của VN-Index đã không kéo dài quá lâu khi cầu bắt đáy hoạt động trở lại. Tuy vậy điều này vẫn là chưa đủ khi sức mạnh của dòng tiền vẫn là khá yếu.

Theo đó, VN-Index kết thúc phiên giao dịch với mức giảm 0.25 điểm hay 0.04%, đóng cửa tại 712.41 điểm. Sự điều chỉnh của chỉ số này chủ yếu là do nhóm cổ phiếu lớn giảm giá, chẳng hạn như CTG, GAS, STB, EIB, VNM, VIC, BID

Ngoại trừ nhóm cổ phiếu lớn trên, nhìn chung thị trường có xu hướng tích cực hơn ở các nhóm cổ phiếu còn lại. Cả Mid Cap hay Micro Cap đều có mức tăng nhẹ. Những cổ phiếu nổi bật trong phiên hôm nay có thể kể đến như ASM, GMD, DVP, DXG, HID, NBB… hay nhóm cổ phiếu Cao su với DPR, PHR nhờ KQKD quý 1/2017 tăng trưởng mạnh.

Khối lượng giao dịch trên HOSE hôm nay đạt gần 133 triệu đơn vị, tương ứng 3,389 tỷ đồng, gia tăng so với phiên trước.

Trên HNX, thanh khoản gần 471 tỷ đồng, cũng có những cải thiện nhẹ. Chỉ số HNX-Index kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 0.46%, dừng tại 88.87 điểm.

14h: Thiếu lực, hai sàn đảo chiều

Hai sàn quay đầu giảm điểm đầu phiên chiều trong bối cảnh lực cầu vẫn suy yếu trên diện rộng. VN-Index hiện giảm nhẹ 0.1% để giao dịch tại 711.96 điểm.

Áp lực bán gia tăng ngay từ đầu phiên chiều khiến các chỉ số thị trường quay đầu giảm điểm khá nhanh. Tính đến 13h50 thì VN-Index đã đánh mất toàn bộ nỗ lực của cả phiên sáng. Tuy vậy, điều này là không quá khó hiểu khi lực cầu trên thị trường vẫn đang rất cạn. Hiện tại vẫn chỉ có hơn 94 triệu cp được khớp lệnh, cộng với cả HNX thì cũng chỉ đạt hơn 125 triệu cp. Đặc biệt là thanh khoản ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt hiện tại vẫn rất kém.

Tiêu điểm trên sàn HNX vẫn là chỉ số HNX30-Index đang giữ được sắc xanh nhờ SHB, VND, VCG… Vùng hỗ trợ 87.5-89 điểm vẫn đang là hỗ trợ mạnh cho HNX-Index.

Tính đến 13h50, HNX-Index vẫn đang tăng 0.24%, tương ứng hơn 0.2 điểm để tạm dừng tại 88.68 điểm.

Kết phiên sáng: Giữ nhịp tốt nhưng tiền lớn chưa xuất hiện

Số lượng bluechips VN30 tăng giá gia tăng lên 22 mã góp phần giúp VN-Index nối dài nhịp tăng đến kết phiên sáng. Dù vậy thì điều này vẫn chưa thể khiến giao dịch trở nên sôi động hơn khi dòng tiền chảy vào thị trường vẫn đang khá trầm lắng.

VCB, VIC, NVL, MSN, GAS… nối dài đà tăng giúp VN-Index tăng thêm hơn 0.6 điểm khi kết phiên, hiện đang dừng ở 714.83 điểm. Các Bluechips khác như BID, BHN, BVH, MBB, FPT… cũng góp phần giữ nhịp tốt cho thị trường

Thu hút dòng tiền là các mã đầu cơ như FLC, HQC bên cạnh ROS và đại diện mới lên sàn PLX. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh trên HOSE vẫn chưa có đột biến. Tính tới kết phiên sáng, khối lượng khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt hơn 64.95 triệu đơn vị tương đương 1,639 tỷ đồng.  

Trên HNX, HNX-Index cũng nối dài đà tăng lên 0.4 điểm, dừng ở 0.45% với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22 triệu đơn vị, giá trị gần 246 tỷ đồng.

Giao dịch đột biến của MSN khiến giá trị mua/ bán của khối ngoại đạt mức rất cao, lần lượt hơn 2,665 tỷ và 2,808 tỷ đồng. Ngoài MSN thì các cổ phiếu khác như FLC, PNJ, PLX… cũng không có nhiều sự sôi động đáng kể.  

10h30: Bluechips giữ nhịp cho thị trường

Tình trạng rung lắc vẫn đang duy trì khá mạnh. Tuy vậy nhờ lực đẩy từ nhóm bluechips đã giúp sắc xanh vẫn đang hiện diện khá tốt dù mức tăng không quá mạnh.

VCB, VIC, NVL, BID, MSN, BHN, GAS… vẫn là các đại diện hỗ trợ tốt nhất đến thời điểm hiện tại. Rổ VN30 khá tích cực với 18 mã tăng/ 10 mã giảm cùng mức tăng 0.24% cao hơn chỉ số chính VN-Index. 

Giá trị giao dịch tính đến thời điểm hiện tại đã đạt hơn 4,000 tỷ đồng. Mức thanh khoản đột biến này chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận trên HOSE với hơn 2,580 tỷ đồng. Trong đó MSN là tâm điểm chính khi được sang tay hơn 60 triệu cp, tương ứng hơn 2,520 tỷ đồng được giao dịch. Nhiều khả năng lượng giao dịch thỏa thuận này đến từ hoạt động thoái vốn của Private Equity New Markets II K/S khi quỹ này đăng ký bán thỏa thuận hơn 60 triệu cp cho đến ngày 05/05.

BHS sau khoảng thời gian giảm nhẹ đầu phiên đã hồi lại được về tham chiếu. Cổ phiếu này đã phá vỡ hoàn toàn kênh giá giảm dài hạn và hình thành Rising Window trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

CTD đã công bố BCTC quý 1/2017 với những kết quả khả quan. Theo đó, doanh thu Cty mẹ đạt hơn 3,737 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% và lợi nhuận sau thuế đạt tương ứng 250.3 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 12.6% so với cùng kỳ. Thông tin này có lẽ cũng đã phản ánh phần nào vào thị giá khi cổ phiếu này cũng đang ghi nhận 4 phiên tăng giá liên tiếp.   

Đến 10h47, chỉ số VN-Index tăng 0.21% và giao dịch quanh 714.15 điểm. Trong khi đó HNX-Index tăng 0.27%, dừng tại 88.7 điểm.

9h30: Tăng nhẹ đầu phiên

Thị trường mở cửa đầu phiên với sự gia tăng nhẹ của các chỉ số nhờ sức bật từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt.

Một số cổ phiếu lớn như VCB, MSN, NVL, BIV, BID, BVH, VNM… đang giao dịch ở mức giá xanh là điểm nhấn giúp chỉ số gia tăng. Dù vậy thì đà tăng vẫn còn khá nhẹ khi vẫn còn nhiều cổ phiếu lớn như SAB, ROS, BHN, CTG… giảm điểm là điểm nhấn kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Ông lớn ngành Dây và Cáp viễn thông Sacom (SAM) đang khởi đầu khá tích cực khi gia tăng 1.11%. Bình quân đặt lệnh mua 5 phiên cao gần gấp đôi so với bình quân đặt lệnh bán cho thấy dòng tiền đang hướng sự chú ý về cổ phiếu này trong hiện tại. Ngoài ra, với KHKD năm 2016 bứt phá cùng kế hoạch đề ra cho năm 2017 khả quan, cổ phiếu này được kỳ vọng sẽ gia tăng sức hấp dẫn trong năm 2017.

Hôm nay cũng là phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu PLX (Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam) trên HOSE. Giá cổ phiếu hiện đang gia tăng hơn 18% với lực cầu khá tốt. Tuy vậy, “hiệu ứng lên sàn” có kéo dài hay không vẫn chưa thể chắc chắn được khi lượng cung đối ứng hiện tại cũng không hề kém cạnh.

Đến 9h36, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0.02% và giao dịch quanh 712.8 điểm. Trong khi đó HNX-Index tăng 0.23%, dừng tại 88.68 điểm.

Rủi ro tăng cao hơn

Chuỗi hồi phục của VN-Index đã không thể kéo dài như kỳ vọng khi nhanh chóng bị cắt đứt bằng một phiên giảm điểm khá mạnh ngày hôm qua. Sức mua suy yếu trên diện rộng, đặc biệt là ở nhóm dẫn dắt VN30 là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường.

Tuy vậy, đây là điều có thể được dự đoán từ trước khi những nhịp hồi trước đó đều không mang lại hiệu ứng tích cực như kỳ vọng. Vì vậy, áp lực điều chỉnh nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh hơn và sự thận trọng vẫn là điều được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện tại.

Với phiên giảm điểm ngày hôm qua có thể kết luận rằng 2 nhịp phục hồi trước đó chủ yếu vẫn chỉ mang yếu tố kỹ thuật. Với sức mạnh trên thị trường khá yếu hiện tại, lượng hàng chấp nhận rủi ro cao nhất đã bắt đáy ngày 18/04 đã không đạt được lợi nhuận T+3 như kỳ vọng. Xác suất thị trường giảm tiếp càng gia tăng cao hơn.

Sau 4 phiên đã giao dịch, thanh khoản thị trường chỉ đạt trung bình hơn 144 triệu cp, sụt giảm hơn 20% so với mức trung bình của tuần giao dịch trước. Trong đó, dòng vốn nội đã liên tục suy yếu bất chấp khối ngoại vẫn đang giao dịch khá sôi động trong những phiên gần đây. Tính đến kết phiên hôm qua, dòng vốn nội đã rơi xuống chỉ còn hơn 2,800 tỷ đồng, một tín hiệu khá tiêu cực cho thị trường hiện tại.  

Về yếu tố sức mạnh của dòng vốn ngoại, khối ngoại vẫn là lực đỡ lớn nhất của thị trường trong các phiên vừa qua. Tuy vậy thì họ cũng đã đảo chiều bán ròng trở lại ngày hôm qua. Dù vẫn chưa thể khẳng định đây có phải là điểm khởi đầu cho 1 chuỗi bán ròng hay không khi khối ngoại cũng đã mua ròng rất mạnh trong một khoản thời gian dài nhưng đây cũng là một yếu tố cần được chú ý trong hiện tại.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 21/04: Tín hiệu tiêu cực gia tăng (20/04/2017)

>   Vietstock Daily 21/04: Tín hiệu tiêu cực gia tăng (20/04/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/04: MACD sắp phá vỡ ngưỡng 0 (20/04/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 20/04: Đột ngột đảo chiều cuối phiên, khối ngoại bán ròng trở lại (20/04/2017)

>   Vietstock Daily 20/04: Dòng tiền thông minh gom hàng nhẹ trở lại (19/04/2017)

>   Vietstock Daily 20/04: Dòng tiền thông minh gom hàng nhẹ trở lại (19/04/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Stochastic Oscillator đang về gần vùng oversold (19/04/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 19/04: VN-Index hồi phục phiên thứ 2 liên tiếp (19/04/2017)

>   Vietstock Daily 19/04: Dòng tiền thông minh vẫn đang e dè (18/04/2017)

>   Vietstock Daily 19/04: Dòng tiền thông minh vẫn đang e dè (18/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật