Thứ Ba, 18/04/2017 13:07

Nhà đầu tư đang đổ hàng tỷ đô la vào các quỹ chỉ số và ETF

Trong thập kỷ vừa qua, đã xảy ra một sự thay đổi mạnh mẽ từ cách quản lý chủ động sang cách quan lý thụ động, cụ thể là từ các quỹ tương hỗ sang các quỹ chỉ số và quỹ ETF theo sát thị trường, CNBC cho hay.

Chính quy chế ủy thác (fiduciary rule) - vốn được chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ lần đầu tiên trong tháng 2/2015 và được Bộ Lao động Mỹ (DOL) chính thức đề xuất vào ngày 14/04/2016 - đã đẩy nhanh xu hướng trên. Nếu được thực hiện thì quy chế này sẽ áp đặt các tiêu chuẩn “hành xử khách quan” lên các chuyên gia tư vấn tài chính, buộc họ phải luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các khách hàng. Hay nói cách khác, các chuyên gia tư vấn phải tìm ra các quỹ đầu tư tốt nhất có thể cho khách hàng. Đồng thời, tiêu chuẩn “phù hợp” lại buộc họ chỉ tìm một phương án thỏa đáng ứng với khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Theo các nghiên cứu học thuật, lựa chọn tốt nhất thường là các quỹ có chi phí thấp. Và các quỹ có chi phí thấp nhất là các quỹ chỉ số.

Với kỳ vọng về sự thay đổi nguyên tắc trên, nhà đầu tư đã chuyển hướng sang các quỹ chỉ số được thúc đẩy bởi sự thay đổi văn hóa của cộng đồng tư vấn tài chính. Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ tương hỗ cổ phiếu Mỹ được quản lý theo phương pháp chủ động đã nhảy vọt lên mức 264.5 tỷ USD trong năm 2016, trong khi dòng vốn đổ vào các quỹ chỉ số và quỹ ETF là 236.1 tỷ USD, dữ liệu từ Vanguard Group và Morningstar cho thấy. Đây được xem là năm chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 1 thập kỷ vừa qua, trong đó hơn 1,000 tỷ USD đã tháo chạy khỏi các quỹ cổ phiếu Mỹ quản lý theo phương pháp chủ động và đổ vào các quỹ theo phương pháp thụ động.

Tuy nhiên, giờ đây, theo yêu cầu của Donald Trump, DOL phải trì hoãn việc thực hiện quy chế ủy thác trên và phải xem xét lại. Được biết, theo dự kiến ban đầu, nguyên tắc này sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 4 này. Rất có khả năng là nguyên tắc này sẽ bị thu hồi hoàn toàn hoặc bị thay đổi một phần dưới thời của Donald Trump.

Dẫu vậy, dòng tiền vẫn chảy vào các quỹ chỉ số. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2017, các quỹ cổ phiếu Mỹ quản lý chủ động đã mất 30 tỷ USD, trong khi các quỹ quản lý thụ động thu về 60 tỷ USD. Mặc dù nguyên tắc ủy thác trên có thể bị đảo ngược, nhưng vẫn không thể làm thay đổi sự chuyển biến đang xảy ra trong mô hình tư vấn.

Một phần của vấn đề trên là do thị trường có thể đã trở nên hiệu quả hơn so với lúc trước. Thomas Rampulla, Trưởng bộ phận Trung gian Tài chính Mỹ, cho hay: “Ngày càng khó để các nhà quản lý có thể tạo thành quả vượt trội”. Ông chi rõ 50 năm về trước chỉ có khoảng 20% lượng tài sản được quản lý một cách chuyên nghiệp, trong khi ngày nay con số này lên tới 68%.

Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các chuyên gia tạo lợi thế khi họ cạnh tranh với quá nhiều các nhà đầu tư tinh vi khác./.

Các tin tức khác

>   Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) trở thành cổ đông lớn của TCM (17/04/2017)

>   Lợi nhuận quý 1/2017 các quỹ mở của VCBF tăng trên dưới 10% (15/04/2017)

>   Mekong Enterprise Fund bán 1 triệu cp MWG (14/04/2017)

>   VinaCapital bán dự án Đại Phước Lotus cho công ty của Trung Quốc (12/04/2017)

>   Quỹ ngoại muốn bán, quỹ nội gom vào (08/04/2017)

>   Dragon Capital hợp tác thành lập công ty tài chính vi mô tại Myanmar (05/04/2017)

>   API: Asean Deep Value Fund đã mua 500,000 cp (04/04/2017)

>   Chambers Street Global Fund, LP đã chuyển nhượng 150,000 cp MWG (01/04/2017)

>   PYN Elite Fund (Non-Ucits) đã gom những cổ phiếu nào? (01/04/2017)

>   Pyn Elite Fund (Non-Ucits) liên tục gom cp FCN, nâng sở hữu lên gần 15% (30/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật