Chủ Nhật, 16/04/2017 10:00

IPO DNNN: “Ngóng” nghị định mới!

Bộ Tài chính đang xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Kỳ vọng nghị định này được ban hành sẽ đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, giải quyết tồn tại về đấu giá, bán cổ phần.

IPO quí 1: khá chậm chạp

Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong quí đầu năm nay diễn biến khá chậm chạp. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thì số DNNN tiến hành IPO qua sàn này trong ba tháng đầu năm chỉ là bốn doanh nghiệp. Đó là: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Bắc Ninh (vốn điều lệ 375 tỉ đồng, chào bán 1,5 triệu cổ phiếu, bán hết số cổ phiếu chào bán này); Công ty cổ phần Công trình giao thông Điện Biên (vốn điều lệ 15,4 tỉ đồng, chào bán 1,1 triệu cổ phiếu, số lượng bán được là 1 triệu cổ phiếu); Công ty TNHH một thành viên Haprosimex (vốn điều lệ 120 tỉ đồng; chào bán 3,8 triệu cổ phiếu, số lượng bán được chỉ là 30.000 cổ phiếu); Công ty TNHH một thành viên 185 (vốn điều lệ 41,8 tỉ đồng; chào bán 1,4 triệu cổ phiếu, số lượng bán được chỉ là 291.000 cổ phiếu). Còn trên sàn HSX, các doanh nghiệp tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu trong ba tháng qua gồm có: Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn (bán được 4,9 triệu cổ phần thu về gần 50 tỉ đồng); Công ty TNHH một thành viên Thương mại du lịch Kiên Giang (bán được 5,2 triệu cổ phần, thu về 58 tỉ đồng). Như vậy, có thể thấy số lượng các doanh nghiệp IPO lẫn quy mô vốn nhà nước bán được trong các phiên đấu giá này còn ở mức khiêm tốn.

Trong khi đó, tình hình thoái vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa cho thấy những tín hiệu khởi sắc hơn. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong quí 1, các đơn vị đã thoái được phần vốn có tổng giá trị 3.072 tỉ đồng, thu về 14.236 tỉ đồng. Trong đó, riêng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 15 doanh nghiệp với giá trị 1.333 tỉ đồng, thu về 12.139 tỉ đồng. Đáng chú ý, riêng phần vốn SCIC thoái tại Vinamilk đạt giá trị 783 tỉ đồng, thu về 11.286 tỉ đồng (chiếm 93%).

Có thể kể ra khá nhiều nguyên nhân khiến cho tiến trình cổ phần hóa các DNNN hiện nay còn nhiều vướng mắc. Thứ nhất đó là do cầu trên thị trường chứng khoán trong một số thời điểm không thật sự thuận lợi.

Thứ hai là do công tác thông tin, giới thiệu tới nhà đầu tư còn chưa tốt khiến các đợt IPO chưa thu hút.

Thứ ba là do tỷ lệ Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối sau cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp còn lớn, làm giảm mức độ hấp dẫn với nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.

Thứ tư, mức giá đấu đưa ra chưa phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư, dẫn đến tỷ lệ bán được thấp. Và cuối cùng là tâm lý “ngại thay đổi”, sợ áp lực giải trình và minh bạch của những người đứng đầu doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Để khắc phục vấn đề này, từ nhiều năm nay, chủ trương xử lý người đứng đầu các doanh nghiệp chậm cổ phần hóa đã được đặt ra. Tuy vậy, mặc dù số lượng doanh nghiệp chưa cổ phần hóa còn khá nhiều song rất ít cá nhân bị xử lý vi phạm.

Sẽ có nghị định mới về cổ phần hóa

Trên thực tế, một phần lý do khiến một số doanh nghiệp trì hoãn cổ phần hóa trong thời gian qua là vì họ chờ nghị định mới thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo nghị định mới là bổ sung thêm phương thức bán cổ phần lần đầu. Hiện tại, bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo ba phương thức: đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp. Dự thảo nghị định mới bổ sung thêm một phương thức là dựng sổ. Phương thức dựng sổ là quá trình tạo lập, tiếp nhận và ghi lại nhu cầu mua cổ phiếu của nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, tổ chức phát hành sẽ thực hiện chào bán ra công chúng thông qua bảo lãnh phát hành. Khi đó, tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với tổ chức phát hành xác định khoảng giá dự kiến và dựa vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở dựng sổ lệnh về nhu cầu của nhà đầu tư để xác định mức giá cuối cùng. Đây được đánh giá là phương thức có nhiều ưu điểm, được sử dụng phổ biến trên thế giới do mức giá được đưa ra sát với cung - cầu thực tế, giúp tăng khả năng thành công của các đợt chào bán...

http://www.thesaigontimes.vn/158984/IPO-DNNN-Ngong-nghi-dinh-moi.html

Các tin tức khác

>   4 mục tiêu của Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (12/04/2017)

>   Thu về hơn 14,200 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước trong quý 1 (11/04/2017)

>   Thúc các “ông lớn” thoái vốn  (11/04/2017)

>   Thanh tra toàn diện việc IPO Cảng Quy Nhơn (11/04/2017)

>   Xử lý sau thanh tra việc cổ phần hóa DNNN tại Hà Nội (07/04/2017)

>   Hoàn thiện báo cáo cổ phần hóa ACV và thí điểm cho thuê hạ tầng, tài sản khu bay (04/04/2017)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An (04/04/2017)

>   Ngành cấp thoát nước và xử lý môi trường liệu có bị lãng quên? (03/04/2017)

>   Hà Nội cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Khảo sát và Đo đạc Hà Nội (03/04/2017)

>   Cảng Quy Nhơn được bán như thế nào? (28/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật