Thứ Ba, 18/04/2017 09:39

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ SCB: Lại nóng chuyện cổ tức

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào sáng ngày 18/04, cổ đông liên tục có ý kiến về việc Ngân hàng đã không chia cổ tức trong nhiều năm liền. Đại diện SCB cho biết hiện Ngân hàng có tổng nguồn lợi nhuận để lại và quỹ bổ sung vốn điều lệ 680 tỷ đồng nhưng không được dùng để chia cổ tức và phải chờ hướng dẫn của NHNN.

Cổ đông bức xúc về cổ tức

ĐHĐCĐ đã thông qua việc không chia cổ tức cho năm 2016 mà sẽ dùng lợi nhuận để lại bổ sung vốn tự có cho Ngân hàng.

Tại Đại hội, cổ đông có ý kiến về việc chia cổ tức, trong nhiều năm cổ đông không được nhận cổ tức trong khi Ngân hàng vẫn hoạt động có lãi, sự chịu đựng của cổ đông đã quá lâu dài. Cổ đông muốn có sự chia sẻ từ HĐQT.

Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn cho biết, lợi nhuận sau thuế hằng năm của SCB phải trích lập các quỹ bổ sung vốn điều lệ 5%, quỹ dự phòng tài chính 10% theo quy định pháp luật. Hiện SCB có nguồn lợi nhuận để lại là 530 tỷ, quỹ bổ sung vốn điều lệ 150 tỷ đồng (trích lập qua các năm), tổng các khoản này 680 tỷ đồng nhưng không được dùng để chia cổ tức cho cổ đông và phải chờ hướng dẫn của NHNN.

Ông Văn cũng chia sẻ thêm, các TCTD đang trong quá trình tái cấu trúc, cần giữ lại lợi nhuận để tăng cường hoạt động.

Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015-2019 của SCB đã được NHNN phê duyệt vào tháng 8/2015. Như vậy, cho đến năm 2019 SCB sẽ kết thúc tái cơ cấu giai đoạn 2. Trước đó, giai đoạn 1 của lộ trình tái cơ cấu SCB đã được NHNN đồng thuận và đánh giá tái cơ cấu khá tốt.

Trong năm 2016, NHNN đã có đợt thanh tra pháp nhân giai đoạn 2011-2015 tại SCB, đây là đợt thanh tra bình thường trong hoạt động của Ngân hàng. Ông Võ Tấn Hoàng Văn cho biết SCB đã khắc phục trên 77% các khuyến nghị của NHNN. Các khuyến nghị còn lại chưa khắc phục được là thu hồi nợ xấu, cho vay chưa đúng quy định, sơ suất trong quá trình cho vay, các vấn đề này liên quan đến thủ tục pháp lý nên cần thời gian để xử lý. Trong giai đoạn này, NHNN cũng đã đồng ý về các khắc phục của SCB và cơ bản là đã đáp ứng kỳ vọng NHNN.

Về cổ tức, ông Nguyễn Văn Dũng – Cục trưởng Cục thanh tra giám sát NHNN-TPHCM cho biết vấn đề này đã nói trong nhiều năm, Ngân hàng muốn chia cổ tức cho cổ đông thì phải hoàn thành việc xử lý được nợ xấu, tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính, xử lý lãi dự thu, nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định.

* SCB: Đã tất toán dư nợ tái cấp vốn NHNN giai đoạn khó khăn thanh khoản

* ĐHĐCĐ 2016: Nóng thù lao HĐQT, được bán 50% vốn cho nước ngoài

Ngân hàng SCB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 vào sáng ngày 18/04

Bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT nhiệm kỳ mới

ĐHĐCĐ bầu các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2017-2022). Dự kiến HĐQT sẽ tăng từ 5 lên 7 thành viên. Trong đó, 5 thành viên HĐQT hiện nay tiếp tục tái ứng cử, 2 ứng viên mới là ông Chiêm Minh Dũng và ông Nguyễn Tiến Thành (thành viên độc lập).

Danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 cụ thể như sau:

  1. Ông Đinh Văn Thành - Chủ tịch HĐQT
  2. Ông Henry Sun Ka Ziang
  3. Ông Võ Tấn Hoàng Văn
  4. Ông Tạ Chiêu Trung
  5. Bà Nguyễn Thị Phương Loan
  6. Ông Chiêm Minh Dũng (ứng viên mới)
  7. Ông Nguyễn Tiến Thành (ứng viên mới cho vị trí thành viên độc lập)

Kế hoạch lãi trước thuế 171 tỷ đồng

Ngân hàng đặt kế hoạch cho vay khách hàng đến cuối năm 2017 đạt 253,892 tỷ đồng, huy động khách hàng 356,242 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 18% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 171 tỷ đồng, tăng trưởng 26%.

Bên cạnh đó, SCB cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 16,000 tỷ đồng. Năm ngoái, ĐHĐCĐ thường niên 2016 của SCB cũng đã thông qua phương án phát hành 170.5 triệu cp riêng lẻ với giá không dưới 10,000 đồng/cp để tăng vốn lên 16,000 tỷ đồng. Đến nay, SCB cho biết đã bổ sung các thủ tục theo yêu cầu và đang chờ phê duyệt của NHNN. Dự kiến việc tăng vốn sẽ hoàn tất trong năm 2017.

Về kết quả kinh doanh trong năm 2016, SCB đạt lợi nhuận trước thuế 136 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2015, tương đương 74% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu huy động khách hàng và cho vay khách hàng ở mức 301,662 tỷ và 222,183 tỷ đồng, tăng lần lượt 17% và 30% so với đầu năm 2016.

Ngân hàng cho biết giai đoạn 2012-2016 đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ 7.25% đầu năm 2012 xuống còn 0.68% vào cuối năm 2016. SCB cũng đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán đối với NHNN (nợ vay tái cấp vốn NHNN hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn về thanh khoản) từ năm 2013.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Cục trưởng Cục thanh tra giám sát NHNN-TPHCM cho biết, trong năm 2016, SCB đạt chỉ tiêu huy động, cho vay tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, đây không phải con số ảo và gắn liền xử lý nợ xấu của Ngân hàng. SCB đã bán nợ cho VAMC, Ngân hàng phải trích lập dự phòng cao, nên lợi nhuận trong năm bị ảnh hưởng. Lợi nhuận của SCB thấp so với quy mô vốn nhưng có thể chấp nhận được bởi đây là nỗ lực cao của Ngân hàng khi đã trích lập dự phòng rủi ro hơn 6,600 tỷ đồng.

Đặc biệt, SCB từ ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản nay đã xử lý được vấn đề thanh khoản, các hệ số an toàn đã đáp ứng theo quy định. Ngân hàng cũng đã xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu quay lại/nợ xấu mới phát sinh./.

Các tin tức khác

>   PLX: BCTC năm 2016 (18/04/2017)

>   PLX: BCTC năm 2016 (18/04/2017)

>   IDJ: Báo cáo thường niên 2016 (18/04/2017)

>   NPH: Gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (18/04/2017)

>   PCT: Báo cáo thường niên 2016 (18/04/2017)

>   NNT: Báo cáo thường niên 2016 (18/04/2017)

>   MTG: Báo cáo thường niên 2016 (18/04/2017)

>   BSP: Báo cáo tài chính quý 1/2017 (18/04/2017)

>   KIP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (18/04/2017)

>   HTU: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (18/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật