Thứ Bảy, 29/04/2017 12:42

ĐHĐCĐ PVS: Kế hoạch lãi ròng giảm 38%, chuyển sang HOSE

Tương tự những doanh nghiệp dầu khí khác, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 sáng ngày 28/04, Tổng CTCP DV Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) đã trình kế hoạch lãi ròng 2017 khá khiêm tốn (560 tỷ đồng). Cùng với kế hoạch kinh doanh, các tờ trình khác về tăng vốn, chuyển sàn,… đều được thông qua.

Kế hoạch lãi thận trọng 560 tỷ đồng

Giá dầu đã hồi phục nhưng mức 50 - 55 USD/thùng vẫn còn thấp, bên cạnh đó là sự cạnh tranh tăng cao trong ngành, năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục đà giảm của những năm trước đó, vì vậy PVS đặt kế hoạch đạt 13,000 tỷ doanh thu và 560 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm 33% và 38% so với thực hiện năm 2016. Riêng công ty mẹ có tổng doanh thu dự đạt 7,900 tỷ và lãi sau thuế là 410 tỷ đồng, trong năm sẽ bỏ ra 1,126 tỷ đồng phục vụ đầu tư.

Được biết, kế hoạch này dựa trên cơ sở giá dầu 50 USD/thùng. Tổng giám đốc Phan Thanh Tùng cho biết, HĐQT đánh giá kế hoạch còn khá dễ, PVS có thể đạt hơn con số chỉ tiêu đề ra.

Trả lời cổ đông về lợi nhuận kế hoạch quá thận trọng, Đoàn Chủ tịch thừa nhận rằng, năm 2017 đã có những điểm khả quan trong hoạt động địa chất, mảng dịch vụ dầu khí; tuy nhiên các dịch vụ truyền thống về tàu và căn cứ cảng vẫn bị ép giá, cộng với việc không lường trước được diễn biến giá dầu nên PVS vẫn giữ con số 560 tỷ đồng kế hoạch lãi ròng. Cổ tức dự kiến cho năm 2017 là 7%, trong đó 4% sẽ được tạm ứng vào đầu quý 4.

Một số nhà thầu đã tái khởi động các dự án như Cá rồng đỏ, Cá voi xanh, Block B, dự án lọc dầu Long Sơn,… Tuy nhiên, đây là những dự án dài hạn nên sẽ không đóng góp nhiều cho nguồn thu của PVS năm nay.

Kết quả kinh doanh quý 1/2017 ghi nhận 3,375 tỷ đồng doanh thu thuần và 256 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 24% và 10%. Dù lợi nhuận cổ đông mẹ giảm nhẹ nhưng đã khả quan hơn dự định nhờ hoạt động khảo sát địa chấn 2D và 3D trong khi năm 2016 ghi nhận lỗ thì năm nay đã có lãi.

ĐHĐCĐ thường niên 2017 sáng ngày 28/04

Tăng vốn lên gần 5,900 tỷ đồng và chuyển sàn HOSE

Trong năm 2017, Công ty dự kiến sẽ phát hành gần 143 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 4,467 tỷ lên hơn 5,896 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến sử dụng đầu tư dự án FPSO Cá rồng đỏ dưới hình thức đầu tư góp vốn liên doanh.

Cụ thể, gần 31.3 triệu cổ phần sẽ được phát hành để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 7%, nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2015. Sau đó, PVS sẽ phát hành tiếp 111.7 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 25%. Với giá phát hành 10,000 đồng/cp, tổng giá trị của đợt chào bán gần 1,117 tỷ đồng.

Về dự án sử dụng vốn, FPSO Cá rồng đỏ sẽ được đầu tư từ quý 3/2017 đến quý 4/2019, tổng vốn đầu tư dự án hơn 518 triệu USD với tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR 12.5%. Trong vòng khoảng 6 năm dự án sẽ hoàn vốn và mang lại nguồn thu ổn định cho PVS trong 10 năm.

Cũng trong năm 2017 ngay sau khi hoàn tất hai bước tăng vốn, PVS sẽ chuyển niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE, dự kiến thực hiện trong quý 4/2017.

Lãi ròng 2016 tiếp tục sụt giảm, cổ tức 17%

Dù dự liệu kế hoạch thụt lùi, chỉ tiêu 22,000 tỷ đồng doanh thu của 2016 vẫn không thể hoàn thành, thực tế đạt 19,293 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Theo đó, lãi ròng cũng giảm 31% thực hiện 910 tỷ đồng, tương đương 95% kế hoạch.

Trong đó, mảng dịch vụ cơ khí dầu khí dù là nguồn thu chủ lực nhưng chỉ tăng nhẹ 1%, doanh thu thực hiện ghi nhận 10,460 tỷ đồng. Các lĩnh vực khác như dịch vụ khai thác tàu chứa dầu FSO/FPSO, dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng,... đều sụt giảm từ nhẹ đến hơn 50%, đây cũng là nguyên nhân kéo giảm doanh thu.

Lợi nhuận được chia từ các công ty con và công ty liên doanh , liên kết năm 2016 là 780 tỷ đồng, chiếm 62% lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 1,256 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư tài chính cuối năm 2016 là 5,644 tỷ đồng, trong đó hơn 3,100 tỷ đồng được đầu tư vào công ty con và 2,460 tỷ đồng vào công ty liên kết và đơn vị khác. Trong năm 2016, PVS đã thành lập công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Labuan với vốn điều lệ 572,565 và thoái vốn CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương theo phương án tái cấu trúc với giá trị đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng.

Đại hội đã thông qua kế hoạch chia cổ tức với tổng tỷ lệ 17%, trong đó 10% sẽ thanh toán bằng tiền mặt và 7% còn lại sẽ chia bằng cổ phiếu lấy từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2015. Trong 10% bằng tiền mặt, hiện đã thực hiện tạm ứng 5% trong năm 2016, 5% còn lại dự sẽ thanh toán vào cuối quý 2/2017.

Hoạt động đầu tư trong năm 2016 với biến động bất ổn của giá dầu thô, PVS chủ yếu thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm trước đó và dừng tại giai đoạn triển khai thủ tục. Về các dự án đầu tư trong kế hoạch 2016, PVS phải giãn dự án tàu dịch vụ đa năng 10,000BHP (giá trị đầu tư năm 2016 lên đến 22.5 triệu USD) và chưa thể thực hiện giải ngân 300 tỷ đồng của dự án Cảng Phú Quốc. Do đó, giá trị đầu tư ghi nhận 35.6 tỷ đồng chỉ bằng 3.8% kế hoạch./.

Các tin tức khác

>   VPD: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (28/04/2017)

>   XPH: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (28/04/2017)

>   TTV: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (28/04/2017)

>   PKR: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (28/04/2017)

>   SID: Báo cáo tài chính quý 1/2017 (công ty mẹ) (28/04/2017)

>   TVN: Báo cáo tài chính quý 1/2017 (28/04/2017)

>   SGR: Báo cáo tài chính quý 1/2017 (công ty mẹ) (28/04/2017)

>   XPH: Báo cáo tài chính quý 1/2017 (28/04/2017)

>   ĐHĐCĐ Sacomreal: Mục tiêu có 1,000 ha quỹ đất đến 2020 (29/04/2017)

>   RTB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (28/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật