Chủ Nhật, 16/04/2017 13:01

ĐHĐCĐ FIT: Không chia cổ tức, viết tiếp câu chuyện đầu tư và dấu hỏi quanh những lần tăng vốn

Sáng ngày 15/04, CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, thông qua việc cho CTCP Đầu tư Dũng Tâm nâng sở hữu lên trên 51% vốn mà không cần chào mua công khai và không chia cổ tức năm 2016 và 2017.

ĐHĐCĐ của FIT diễn ra ngày 15/04

Không chia cổ tức 2016 và 2017, tiếp tục dành tiền để đầu tư

Kế hoạch năm 2017, FIT đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 2,513 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2016, lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 159 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và dự kiến sẽ không chia cổ tức 2017.

Theo báo cáo, năm 2017, FIT sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển 4 mảng chính gồm: mảng nông nghiệp thực phẩm với Công ty con Westfood, mảng dược phẩm với CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL), đầu tư mảng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thông qua F.I.T Consumer và mảng bất động sản thông qua đầu tư vào F.I.T Land.

Từ 06/12/2016 đến 09/01/2017, FIT đã chào bán hơn 31 triệu cp với giá bán 11,500 đồng/cp cho 3 cổ đông chiến lược là CTCP Thương mại và Phát triển Nông nghiệp VP, CTCP Đầu tư và Phát triển Nghệ An, CTCP Nông sản Hưng Yên.

Theo đó, FIT cũng đã được thông qua việc thay đổi mục đích sử dụng của khoản tiền 358 tỷ đồng thu về từ đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược vào đầu năm 2017. 

Cụ thể, FIT sẽ đầu tư 219 tỷ đồng vào các công ty con, liên kết trong đó, chi gần 49 tỷ đồng vào F.I.T Land và 170 tỷ đồng vào DCL; phần còn lại gần 140 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào vốn lưu động.

Liên quan đến hoạt động của các công ty con, cổ đông đã có câu hỏi về tình hình kinh doanh cụ thể của F.I.T Land và những dự án, bất động sản mà đơn vị này đang sở hữu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sang – Chủ tịch HĐQT của FIT chỉ cho biết, hiện tại F.I.T Land tham gia quản lý các văn phòng, dự án phục vụ cho hoạt động của tập đoàn, và vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đầu tư nhưng chưa tìm được dự án thích hợp. Ngoài ra, F.I.T Land cũng tìm hiểu một số cơ hội M&A nhưng chưa tìm thấy đối tượng đáp ứng yêu cầu.

Điểm lại kết quả năm 2016, FIT đạt doanh thu 2,489 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước; tuy nhiên lãi ròng giảm 54%, chỉ đạt 112 tỷ đồng. FIT cũng sẽ không chia cổ tức của năm 2016.

Giải thích về việc không chia cổ tức, trong khi FIT có lượng lớn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Chủ tịch Nguyễn Văn Sang cho biết, Công ty đang có rất nhiều dự định đầu tư và cần chủ động nguồn vốn để thực hiện, nên không thể chia cổ tức. Tuy nhiên, khi được hỏi về những dự án cụ thể sẽ đầu tư trong năm 2017, ông Sang chỉ cho biết có nhiều cơ hội rất tiềm năng và cần phải luôn sẵn sàng để nắm bắt. Đây cũng là lý do, HĐQT cần được ủy quyền quyết định các khoản đầu tư mua bán có giá trị bằng hoặc trên 35% tài sản của Công ty.

Bên cạnh đó, đối với đề xuất của cổ đông về việc lựa chọn các đơn vị kiểm toán lớn như nhóm BIG4, để Công ty minh bạch hơn, ông Sang cho biết, việc lựa chọn Công ty kiểm toán khác, lớn hơn cũng không thể giúp Công ty minh bạch hơn nếu như doanh nghiệp đó không muốn minh bạch, Vinalines là một ví dụ. Hiện tại, Kiểm toán VACO cũng đang làm rất tốt cho tập đoàn nên không có lý do cần thay đổi.

Nhiều dấu hỏi xoay quanh CTCP Đầu tư Dũng Tâm và những đợt tăng vốn

Tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua việc phát hành 255 triệu cp cho CBCNV với giá 10,000 đồng/cp trong năm 2017. Đồng thời, đại hội cũng cho phép CTCP Đầu tư Dũng Tâm nâng sở hữu tại FIT lên trên 51% vốn mà không cần chào mua công khai.

Liên quan những vấn đề trên, cổ đông đã có câu hỏi làm rõ mối quan hệ giữa Đầu tư Dũng Tâm và FIT, khi nhiều người trong ban lãnh đạo của FIT cũng là cổ đông sáng lập của Đầu tư Dũng Tâm. Được biết, ông Nguyễn Văn Sang – Chủ tịch HĐQT FIT và bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch HĐQT là cổ đông sáng lập của Đầu tư Dũng Tâm.

Trả lời cổ đông, ông Sang cho biết, hiện tại hoạt động của Đầu tư Dũng Tâm và FIT rất minh bạch, việc đầu tư của Dũng Tâm vào FIT cũng rất công khai và không có quan hệ “khuất tất”. Trong thời gian tới, Đầu tư Dũng Tâm sẽ còn tiếp tục nâng sở hữu tại FIT khi chuẩn bị được nguồn vốn đầy đủ.

Một vấn đề khác cũng được đại hội quan tâm, là việc cổ đông chiến lược bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu FIT để đầu tư, trong lần phát hành cổ phiếu của Công ty vào đầu năm 2017 (FIT chào bán cho cổ đông chiến lược giá 11,500 đồng/cp, trong khi thị giá chỉ quanh mức 4,500 đồng/cp); đồng thời, cổ đông cũng đặt câu hỏi về việc liệu có mâu thuẫn lợi ích, khi phát hành cổ phiếu ESOP giá 10,000 đồng/cp, ở thời điểm hiện nay.

Trả lời cổ đông, ông Sang cho biết, giá phát hành cho cổ đông chiến lược hay ESOP đều căn cứ vào giá trị thực của Công ty.

Những cổ đông đầu tư theo dòng giá trị của FIT sẽ chấp nhận mức giá phù hợp, tương tự đối với CBCNV là những người hiểu rõ FIT; những nhà đầu tư có ý kiến khác có thể bán cổ phiếu”- ông Sang cho hay.

Về vần đề giá cổ phiếu trên thị trường theo ông Sang, sai lầm của FIT là phân tán cổ phiếu đến quá nhiều cổ đông nhỏ lẻ, vì thế thị giá trên thị trường mới mất kiểm soát và thấp hơn giá trị thực của FIT./.

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ OPC: Không chủ động thâu tóm Dược phẩm Trung ương 25 (16/04/2017)

>   ĐHĐCĐ HDG: Kế hoạch lãi gần 245 tỷ đồng (16/04/2017)

>   Tổng Giám đốc MBB: Mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2017 (15/04/2017)

>   ĐHĐCĐ Vinacafé Biên Hòa: Bao giờ mới chia cổ tức? (15/04/2017)

>   Petrolimex đặt kế hoạch lãi trước thuế 2017 đạt 4,680 tỷ đồng (15/04/2017)

>   Bộ Công Thương công bố kết quả xử lý thanh tra tại Petrolimex (15/04/2017)

>   ĐHĐCĐ IDJ: Doanh thu kế hoạch 2017 tăng hơn 12 lần nhờ hoạt động xây lắp (14/04/2017)

>   LDG: BCTC quý 1 năm 2017 (14/04/2017)

>   NDN: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (14/04/2017)

>   VCS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (14/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật