Thứ Sáu, 21/04/2017 22:08

ĐHĐCĐ CSV: Khó khăn về vốn, lãi ròng kế hoạch 2017 vẫn tăng 14% lên 208 tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch lãi ròng tăng trưởng 14% với 208 tỷ đồng được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HOSE: CSV) sáng ngày 21/04/2017, Đoàn chủ tịch cùng các cổ đông đã có cuộc bàn luận sôi nổi xoay quanh vấn đề huy động vốn và di dời nhà máy.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của CSV sáng ngày 21/04/2017

Đường tăng vốn gian nan

Được biết, chuyện di dời 3 nhà máy (Tân Bình 2, Đồng Nai và Biên Hòa) tại khu công nghiệp Biên Hòa 1 từ năm 2015 của Công ty, theo tiến độ sẽ hoàn tất vào khoảng 2020. Nhưng vấn đề về vốn di dời luôn là gánh nặng nên đến nay vẫn chưa thể triển khai.

Cũng vì chưa huy động được vốn, Chủ tịch Lê Văn Hùng cho biết không thể xác định được rõ thời gian di dời, bên cạnh đó kế hoạch di dời chưa được xây dựng cụ thể, thủ tục còn nhiều vướng mắc chưa hoàn tất. Dự tính cho khoản chi phí thực hiện di dời trong khoảng 2,500-3,000 tỷ đồng.

Năm 2016, CSV dự kiến chi trả cổ tức 20% và đã thực hiện thanh toán 8% trong năm. Ông Hùng dự định đề xuất Tập đoàn Hóa chất Việt Nam – Vinachem (đang nắm giữ 65% vốn tại CSV) sẽ thực hiện chi trả 12% còn lại bằng cổ phiếu để tăng vốn nhưng đã không được Tập đoàn này thông qua.

Tại đại hội, ông Hùng cũng đề nghị Vinachem về việc giảm vốn nhà nước tại CSV. Ông cho hay Tập đoàn hiện nắm đến 65% cổ phần nhưng lại không đủ vốn để bơm cho Công ty.

CTCP Phốt Pho Việt Nam tiền thân là Nhà máy Phốt pho Việt Nam, được thành lập năm 2004 và cổ phần hóa vào năm 2010. Hiện CSV đang nắm giữ 65% vốn cổ phần tại đây. Lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh phốt pho tại khu vực Bắc bộ và Việt Nam. 

Một phương án tăng vốn khác là thoái toàn bộ cổ phần tại CTCP Phốt Pho Việt Nam do tình hình kinh doanh phốt pho đang gặp khó khăn. Ông Hùng nhận định, thay vì kéo dài tình trạng thâm hụt ảnh hưởng đến hoạt động chung, CSV dự dùng tiền thu về từ việc bán cổ phần để tái đầu tư.

Trả lời thắc mắc của cổ đông về việc Vinachem sẽ thoái vốn tại CSV xuống còn 51%, ông Hùng chia sẻ hiện chưa có công văn cụ thể gửi cho Công ty nhưng dù Tập đoàn này không có động thái thoái thì việc tăng vốn nhất định phải thực hiện.

Về kế hoạch đầu tư trong năm 2017, bên cạnh dự án di dời 3 nhà máy, Công ty dự sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng 2 hạng mục lớn của năm trước, với tổng chi dự kiến 313 tỷ đồng.

Với dự án thuê đất tại KCN Nhơn Trạch 6, CSV đã đặt cọc 5% từ năm 2016 tuy nhiên hiện vẫn bị ách tắc giấy tờ. Dự kiến trong năm 2017, Công ty sẽ hoàn tất thủ tục trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mở rộng để được tiếp nhận ngành nghề hòa chất cơ bản và tiến hành ký hợp đồng thuê đất. Dự án này dự sẽ ngốn gần 227 tỷ đồng trong tổng chi phí đầu tư năm 2017.

Dự án tiếp theo là bình điện phân tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa với tổng giá trị gần 73 tỷ đồng, đã được phê duyệt hồi tháng 8/2016 và đang trong quy trình chọn nhà thầu cung cấp. Thời gian hoạt động dự kiến vào tháng 2/2018.

Chia sẻ thêm với người viết về các dự án cần mở rộng quỹ đất, Ban lãnh đạo cho biết Công ty ngày càng gặp khó khăn không những về vấn đề thiếu vốn mà còn về việc đảm bảo môi trường. CSV thường xuyên đối diện với việc không nhận được sự chấp thuận của chủ cho thuê đất.

Khó về vốn nhưng kế hoạch 2017 vẫn khả quan

Năm 2017, Ban lãnh đạo cho biết việc tiêu thụ sản phẩm phốt pho vàng của CTCP Phốt Pho Việt Nam vướng nhiều thử thách do cạnh tranh tăng cao từ các nhà máy mới được ưu đãi về thuế. Bên cạnh đó, sản phẩm H3PO4 chịu sức ép lớn về giá thành từ các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc nên buộc phải dừng sản xuất.

Dự liệu trước tình hình đó, CSV đặt mục tiêu tổng doanh thu tiêu thụ hợp nhất năm 2017 giảm nhẹ 7% còn 1,461 tỷ đồng, trong đó riêng Công ty mẹ chiếm 1,056 tỷ đồng. Chủ tịch Lê Văn Hùng chia sẻ thêm, việc giảm doanh thu này hoàn toàn do giảm giá thành, thị phần của CSV hiện không hề giảm, vẫn được duy trì tốt.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo ước tính lãi vay năm 2107 sẽ tăng 1.3 tỷ đồng do nhu cầu đầu tư đã đề cập ở trên, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng 13.3 tỷ đồng. Do đó, để đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận, Công ty cho biết trong năm 2017 sẽ giảm các chi phí liên quan khấu hao, lợi thế thương mại,.. hơn 66 tỷ đồng.

Theo đó, lãi sau thuế hợp nhất 2017 dự kiến đạt 208 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với thực hiện năm 2016. Khi được chất vấn về lãi kế hoạch khó đạt được, ông Hùng thừa nhận con số lãi như trên là khá cao trước điều kiện vốn, chính sách khó khăn nhưng cần phải đặt ra để tạo động lực phấn đấu. Cổ tức dự kiến cho năm 2017 là 15%.

Về hoạt động kinh doanh quý 1/2017, ông Hùng cho hay kết quả lãi riêng Công ty mẹ đạt 65 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm qua kết quản hoạt động kinh doanh năm 2016, doanh thu giảm nhẹ so với năm trước đạt 1,541 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu cũng không thay đổi nhiều với mảng tiêu thụ thành phẩm đóng góp chính yếu và tăng 5% so với năm trước. Hoạt động tài chính khá khả quan khi ghi nhận doanh thu hơn 19 tỷ đồng, tăng 66%; chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, đồng thời chi phí lãi vay đã được trút bớt từ việc cắt giảm lãi vay trong năm. Theo đó, lãi ròng đạt hơn 170 tỷ đồng, tăng 28% so với thực hiện năm 2015. EPS tương ứng cũng cải thiện đáng kể từ 2,704 lên 3,855 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Cao Su Sao Vàng: Lãi ròng quý 1 đạt 12.6 tỷ đồng, giảm 27% (23/04/2017)

>   SCR: Quý 1 doanh thu nhảy vọt, lãi hợp nhất hơn 6 tỷ đồng (21/04/2017)

>   SJS: Lãi ròng quý 1 giảm 7 lần, vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng (24/04/2017)

>   SJS: BCTC quý 1 năm 2017 (21/04/2017)

>   SCR: BCTC quý 1 năm 2017 (21/04/2017)

>   QCG: BCTC năm 2016 (21/04/2017)

>   QCG: BCTC Hợp nhất năm 2016 (21/04/2017)

>   S4A: BCTC quý 1 năm 2017 (21/04/2017)

>   NAV: BCTC quý 1 năm 2017 (21/04/2017)

>   KPF: BCTC quý 1 năm 2017 (21/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật