Thứ Tư, 01/03/2017 11:29

Xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong đó đề xuất nhiều biện pháp xử lý rủi ro như: Gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xoá nợ lãi; xoá nợ gốc; bán nợ...

Theo dự thảo các khoản nợ bị rủi ro thuộc phạm vi xử lý của Quy chế này bao gồm: Các khoản nợ vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước và các khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (gọi chung là các khoản nợ vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước); các khoản nợ vay bắt buộc sau khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (các khoản nợ vay bắt buộc); các khoản nợ cho vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu rủi ro tín dụng.

Dự thảo nêu rõ các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro gồm: Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra; khách hàng bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hiện hành; khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự; bị chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc còn tài sản nhưng không đủ để trả nợ; nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bên cạnh đó cũng xem xét xử lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước phải xử lý tài chính khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, tổ chức sắp xếp lại theo quy định của pháp luật và của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khách hàng gặp rủi ro khách quan từ phía nhà nhập khẩu, ngân hàng phục vụ bị phá sản, nước nhập khẩu thay đổi chính sách ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa; các trường hợp rủi ro cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Dự thảo cũng đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ; gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xoá nợ lãi; xoá nợ gốc; bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; chuyển theo dõi ngoại bảng; các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật...

http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Xu-ly-rui-ro-tin-dung-tai-Ngan-hang-Phat-trien-Viet-Nam/299712.vgp

Các tin tức khác

>   Agribank: Lãi trước thuế năm 2016 gần cán mốc 4,200 tỷ đồng, nợ xấu 1.89% (28/02/2017)

>   Sacombank: Chủ tịch và Thành viên HĐQT muốn mua 800,000 cp (01/03/2017)

>   Agribank bán đấu giá toàn bộ vốn tại OCB (28/02/2017)

>   Bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm (27/02/2017)

>   Sẽ có phương án xử lý riêng cho nợ xấu của NHTM yếu kém  (27/02/2017)

>   Mối quan hệ ‘ziczac’ của Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm (27/02/2017)

>   Gây thất thoát 2.000 tỉ, cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm hầu tòa (27/02/2017)

>   Gần 50 luật sư tham gia phiên tòa xử Hà Văn Thắm và đồng phạm (27/02/2017)

>   CAR hệ thống ngân hàng không cải thiện trong năm 2016 (27/02/2017)

>   Thách thức của chính sách chống đô la hóa (26/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật