Thứ Sáu, 24/03/2017 17:04

Vì sao FRC được hàng loạt nhà đầu tư săn đón?

Ngay sau khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo bán đấu giá trọn lô gần 2 triệu cp (65% vốn) CTCP Lâm Đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam (Forexco Quảng Nam - FRC) với giá khởi điểm 12,700 đồng/cp thì đã có hàng loạt nhà đầu tư đăng ký chào mua công khai. Tương ứng các nhà đầu tư này phải chi ra gần 25 tỷ đồng cho thương vụ này.

Trong đó có hai nhà đầu tư tổ chức là Công ty TNHH An Quý Hưng và Công ty TNHH Phúc Anh với vốn điều lệ lần lượt là 228 tỷ đồng và 108 tỷ đồng. Cả hai đều có hoạt động chính là xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, văn phòng,..; kinh doanh bất động sản và các hoạt động khác.

Ngoài ra, còn có hàng loạt cá nhân khác như bà Đông Thị Thắm, ông Huỳnh Vĩ Đường, ông Đào Mạnh Lương và bà Phan Thị Thanh Thùy.

FRC hoạt động ra sao?

FRC được thành lập năm 1986 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Liên hiệp lâm đặc sản xuất khẩu Quảng nam Đà Nẵng. Đến năm 2005 công ty cổ phần hóa với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất là SCIC (nắm giữ hơn 1.95 triệu cp, chiếm 65.06% vốn).

Về hoạt động kinh doanh, doanh thu của FRC chủ yếu từ kinh doanh nguyên liệu giấy và hàng mộc xuất khẩu tăng đều qua các năm. Trong khi đó doanh thu từ mảng kinh doanh nguyên liệu giấy lại giảm mạnh từ năm 2014 do lượng rừng đủ tuổi để khai thác không nhiều. Theo đó, từ tháng 7/2016 đến nay công ty đã dừng hoạt động kinh doanh nguyên liệu giấy, hoạt động chính của công ty chỉ còn sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và đầu tư trồng rừng.

Cơ cấu doanh thu của FRC qua các năm

Tuy không có vốn điều lệ lớn nhưng FRC có lợi thế về tài nguyên khi sở hữu diện tích rừng rộng lớn hơn 1,000 ha đất rừng, nằm rải rác ở Quảng Nam phù hợp để trồng keo, trong khi đó gỗ keo là một sản phẩm phổ biến và đem lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra, FRC có 3 lô đất thuộc sở hữu của công ty với tổng diện tích hơn 1,800 m2 và hơn 12 triệu m2 đất rừng thuê nhà nước.

Dự kiến năm 2017, ngành lâm nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Tuy nhiên, hiện nay FRC đang đứng trước thách thức lớn trong việc tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu cho mảng sản xuất đồ gỗ và kiểm soát tốt chi phí đầu vào cho cả hai hoạt động nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo thu nhập. Trong các năm qua, chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp cao đã ăn mòn lợi nhuận của công ty.

Tài liệu đính kèm:
Dong Thi Tham_Thong bao dau gia luong lon co phan.pdf
Phan Thi Thanh Thuy_Thong bao dau gia luong lon co phan.pdf
Dao Manh Luong_Thong bao mua co phan lo lon qua dau gia.pdf
Huynh Vi Duong_Thong bao mua co phan so luong lon qua dau gia.pdf
Pham Hong Thinh_chao mua cong khai.pdf
Các tin tức khác

>   SSM: Báo cáo thay đổi sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn - AFC VF Limited (24/03/2017)

>   GCB: Nguyễn Trọng Phát - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc - đăng ký mua 20,000 CP (24/03/2017)

>   SRA: Trần Thái Hưng không còn là cổ đông lớn (24/03/2017)

>   GEX: Báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn. (24/03/2017)

>   HNF: Vinataba thoái, ông Nguyễn Văn Dũng đã gom 4 triệu cp (24/03/2017)

>   ATA: Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn đã gom thêm 550,000 cp (24/03/2017)

>   CAV: Thông báo giao dịch cổ phiếu của CĐNB Lê Quang Định (24/03/2017)

>   VIB: Vợ Phó TGĐ Hồ Vân Long đã mua 216,735 cp (24/03/2017)

>   MTG: Đầu tư IMG mua bất thành 500,000 cp (24/03/2017)

>   TMG: Ông Nguyễn Hoàng Cường đã mua 1.96 triệu cp (24/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật