Thứ Năm, 16/03/2017 10:31

OPEC chuẩn bị đối đầu với các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ?

Liệu đây là có phải là khởi đầu của cuộc chiến thứ 2 giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ?

Theo CNNMoney, một báo cáo mới từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy tổ chức này tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng 2/2017 khi các thành viên tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, giá dầu cao hơn đã thu hút các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ trở lại thị trường.

Cụ thể, báo cáo định kỳ của OPEC cho thấy sản lượng của tổ chức đã giảm 139,500 thùng trong tháng 2/2017. Trong đó, quốc gia đứng đầu OPEC, Ả-rập Xê-út, đã cắt giảm 68,000 thùng/ngày.

Lần đầu tiên kể từ năm 2015, tổng sản lượng dầu của OPEC đã rớt mốc 32 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức cam kết cắt giảm của OPEC khoảng 500,000 thùng/ngày.

Được biết, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu bằng cách hạn chế nguồn cung dầu. Thỏa thuận này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Những tháng gần đây, giá dầu tăng cao đã góp phần thu hút các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ trở lại thị trường và một số thành viên của OPEC tiếp tục bơm dầu nhiều hơn hạn ngạch đề ra. Đây là những lý do khiến nhà đầu tư nghĩ rằng thỏa thuận này đang rơi vào tình thế nguy cấp.

* Mỹ phát hiện lượng dầu trên lục địa lớn nhất trong 30 năm

* EIA: Sản lượng dầu ở Mỹ sẽ phá kỷ lục vào năm 2018

Trong tháng 2/2017, sản lượng dầu thô ở Mỹ đã tăng trưởng ổn định, vượt hơn 9 triệu thùng/ngày, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy. Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động ở Mỹ cũng gần như tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 5/2016.

Chính đà tăng mạnh của sản lượng dầu từ đá phiến sẽ đặt OPEC vào tình thế vô cùng khó khăn.

OPEC có thể áp dụng lại chiến lược trong năm 2014 và phá bỏ các hạn ngạch về sản lượng. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến giá dầu và khiến hoạt động sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ thất thu, đồng thời cũng có khả năng làm giảm mạnh doanh thu của các quốc gia lệ thuộc vào dầu. 

Đối với OPEC, cách thức giải quyết hợp lý hơn có lẽ là tiếp tục cắt giảm sản lượng để xoa dịu tình trạng dư cung trên thị trường dầu. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là OPEC phải thuyết phục Iran và Iraq giảm bớt sản lượng vào thời điểm mà họ không muốn làm vậy.

Chính những nghi ngờ về thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã khiến giá dầu sụt giảm rất mạnh. Chỉ mới đây thôi, các hợp đồng dầu trong tương lai đã rớt mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 12/2016. Chưa dừng lại ở đó, giá dầu tiếp tục giảm 2.2% xuống mức gần 47.30 USD/thùng trong ngày thứ Ba (14/03)./.

Các tin tức khác

>   Dầu chấm dứt chuỗi 7 phiên giảm liền với đà leo dốc hơn 2% (16/03/2017)

>   Dầu lao dốc liền 7 phiên khi sản lượng tại Mỹ và Ả-rập Xê-út tăng vọt (15/03/2017)

>   Dầu lao dốc 6 phiên không ngừng nghỉ (14/03/2017)

>   Mỹ phát hiện lượng dầu trên lục địa lớn nhất trong 30 năm (13/03/2017)

>   Dầu sụt hơn 9%/tuần xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2016 (11/03/2017)

>   Dầu chìm xuống dưới 50 USD/thùng lần đầu tiên trong năm 2017 (10/03/2017)

>   8 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu gas (09/03/2017)

>   EIA: Sản lượng dầu ở Mỹ sẽ phá kỷ lục vào năm 2018 (09/03/2017)

>   Dầu sụt hơn 5% xuống thấp nhất kể từ cuối năm 2016 (09/03/2017)

>   Dầu chịu sức ép từ triển vọng nguồn cung tại Mỹ (08/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật