Thứ Tư, 15/03/2017 14:02

Nhựa Tân Tiến: Kỳ vọng gì cho ngày trở lại UPCoM sau khi rơi vào tay DN ngoại?

Gần 15 triệu cp CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến (TTP) được chính thức giao dịch trên sàn UPCoM trong ngày hôm nay (15/03/2017). Điều đáng nói là đơn vị này từng giao dịch trên sàn HOSE, sau đó hủy niêm yết tự nguyện tại giá 53,000 đồng/cp để tái cơ cấu cổ đông và giờ quay trở lại với mức giá bằng 89% thời điểm đó, 47,000 đồng/cp.

Sạch bóng nợ vay 

Điểm sơ lại câu chuyện tái cơ cấu, ngay khi hủy niêm yết tự nguyện thành công vào ngày 14/10/2015 (kế hoạch được manh nha từ ĐHĐCĐ thường niên năm 2014), cũng là lúc một tổ chức khác xuất hiện - Dongwon Systems Corporations (Hàn Quốc) - gom gần 6.4 triệu cp (tương đương 47% vốn) vào ngày 28/10. Khi room ngoại của TTP được nới từ 49% lên 100%, tổ chức này liên tục gia tăng sở hữu và đến cuối năm 2016, con số tỷ lệ sở hữu đã lên tới 97.83%.

Song song đó là sự thay đổi hoàn toàn nhân sự của TTP cũng từ cuối năm 2015.

Danh sách nhân sự Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2016 (tháng 2/2016)

Hơn một năm dưới sự lãnh đạo của HĐQT mới, TTP đã hoàn toàn sạch nợ vay tài chính. Cụ thể, khoản nợ vay tài chính khoảng 500 tỷ giai đoạn 2013 – 2014, chiếm khoảng 60% tổng nợ đã được hạ xuống 73 tỷ nợ ngắn hạn vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vào năm 2015 và mất hút hoàn toàn cho đến cuối năm 2016. Đây là sự thay đổi rất lớn bởi giai đoạn trước năm 2012, Công ty hầu như không vay nợ nhưng kể từ năm 2013 bắt đầu vay nợ để đầu tư bất động sản thì kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh hẳn. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay lớn và chi phí quản lý tăng mạnh trong khi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra đều đặn, doanh thu duy trì trên 1,500 tỷ đồng và lãi gộp tăng trưởng mạnh khoảng 30% giai đoạn 2012 – 2014.

Tình hình nợ vay của TTP từ năm 2013 – 2016
tỷ đồng

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh của TTP hai năm gần đây nhìn chung tăng trưởng khá mạnh ở chỉ tiêu lãi ròng. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2015 giảm do bán giá cạnh tranh để duy trì thị phần nhưng lãi ròng tăng trưởng mạnh gần gấp đôi đạt 60.7 tỷ đồng nhờ kiểm soát tốt các chi phí hạ giá thành sản phẩm, ngoài ra cũng một phần nhờ chi phí tài chính giảm từ 38.7 tỷ xuống 22 tỷ đồng. Bước sang năm 2016, cùng với gánh nặng nợ vay được trút bỏ, chi phí tài chính của Công ty cũng giảm mạnh về 761 triệu đồng. Qua đó, giúp Công ty tiết kiệm được khoản chi phí hơn 20 tỷ đồng mỗi năm, cùng việc cắt giảm nhiều chi phí khác đã đem lại khoản lãi ròng trên 105 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông trong năm 2016 cũng tăng lên 5%, trong khi năm trước chỉ có 2%.

Triển vọng gì cho tương lai?

Được biết, mục tiêu Dongwon Systems Corporations thâu tóm TTP là nhằm thực hiện kế hoạch ngắn hạn tái cấu trúc Nhựa Tân Tiến và cải thiện vị trí doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. Trong năm 2015 – 2017, Công ty thực hiện các dự án đầu tư cho việc nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng như máy ghép màng đa lớp có thể sản xuất màng 7 lớp, hệ thống máy kiểm tự động… Về phát triển thị trường thì bên cạnh duy trì các khách hàng truyền thống, Công ty cũng xúc tiến hợp tác với các đối tác để tìm hướng xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc… Chiến lược trong năm 2017 là giữ vững thị phần, củng cố và phát triển thêm các dòng hàng xuất khẩu Philipines, Indonesia, Thailand…

Theo báo cáo ngành 2017 của CTCK BSC (HOSE: BSI), sản lượng tiêu thụ nhựa tại thị trường châu Á có thể tăng trưởng mạnh nhờ sự phát triển của các hãng thương mại điện tử đẩy nhu cầu các sản phẩm từ nhựa trong vòng ít nhất 2 năm tới. Nhu cầu về nhựa dùng làm các loại túi, vật liệu đóng gói tại khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng 5.1%, đạt 41 triệu tấn trong năm 2017. Song song đó, nhu cầu trong nước cũng được dự báo tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng cầu tiêu thụ các sản phẩm nhựa trong xây dựng dân dụng. Đồng thời, nguồn cầu phân khúc nhựa kỹ thuật cũng sẽ khả quan từ việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng.

Dẫu vậy vẫn còn đó những thách thức cho năm 2017, trong khi nhựa là nguyên liệu đầu vào chính của TTP thì việc giá dầu Brent được nhiều tổ chức lớn như WB, IMF, EIU dự báo sẽ quay lại đà tăng dẫn đến giá nhựa nguyên liệu có thể phục hồi, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí vốn và phần lợi nhuận của TTP. Không những thế, thuế nhập khẩu nguyên liệu PP tăng từ 1% lên thành 3% có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 sẽ làm lao đao không ít các doanh nghiệp bao bì thực phẩm và bao bì xây dựng.

Trong năm 2017, TTP công bố kế hoạch 1,771 tỷ đồng doanh thu và 164 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng trưởng 25% và 55% so với thực hiện năm 2016. Theo đó, tỷ lệ cổ tức theo kế hoạch sẽ là 7%. Công ty nhận định kế hoạch này có phần thận trọng hơn do nhận thức được các đối thủ lớn có vốn nước ngoài như Dai Nippon, Fuj Seal đang dần mở rộng thị phần khách hàng, trong đó có cả khách hàng lớn của TTP là Unilever./.

Các tin tức khác

>   APC: BCTC Kiểm toán năm 2016 (15/03/2017)

>   TCM: BCTC Hợp nhất năm 2016 (15/03/2017)

>   TCM: BCTC năm 2016 (15/03/2017)

>   SRF: BCTC Hợp nhất năm 2016 (15/03/2017)

>   SRF: BCTC năm 2016 (15/03/2017)

>   LIX: Thông báo thay đổi ngày chốt DSCĐ tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 (15/03/2017)

>   D2D: Kế hoạch lãi ròng 2017 hơn 44 tỷ đồng (16/03/2017)

>   LGC: BCTC Hợp nhất Kiểm toán năm 2016 (15/03/2017)

>   LGC: BCTC Kiểm toán năm 2016 (15/03/2017)

>   VQC: Báo cáo tài chính năm 2016 (15/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật