Thứ Năm, 02/03/2017 13:30

Liều thuốc nào kích Solavina bật tăng từ đáy 1,300 đồng/cp?

Cổ phiếu SVN của CTCP Solavina đã liên tục bật tăng trần từ mức giá 1,300 đồng/cp lên 3,600 đồng/cp trong vòng chưa đầy một tháng qua, cùng với đó là khối lượng giao dịch trung bình cũng gần chạm mốc 1 triệu cp/phiên. Nhà đầu tư thấy gì ở một doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh trong quý 4 cùng với khoản doanh thu âm 7 tỷ và lỗ ròng 1.3 tỷ đồng.

* SVN: Lộ diện 12 cá nhân mua 10 triệu cp giá gấp 4 lần thị giá

Quý 4 vừa không kinh doanh vừa chịu lỗ từ dự án 6 năm trước

Quý 4/2016 vừa qua là quý tồi tệ nhất trong lịch sử niêm yết của SVN khi ghi nhận doanh thu thuần âm 7 tỷ đồng, lỗ gộp 686 triệu đồng và lỗ ròng 1.3 tỷ đồng. Nguyên nhân được Công ty cho biết là do yếu tố khách quan trên thị trường các mặt hàng đang kinh doanh trượt giá nhanh không ổn định, xét thấy sẽ không mang lại hiệu quả nên trong kỳ đã tạm ngừng kinh doanh các mặt hàng này. Đồng thời, tại năm 2010, Công ty đã thi công công trình Bỉm Sơn, trải qua 6 năm đến thời điểm 31/12/2016 công trình này vẫn không thể quyết toán và thu hồi công nợ, Ban lãnh đạo đã xem xét và quyết định ghi nhận giảm doanh thu, giảm thuế phải nộp và giảm công nợ phải thu (tổng cộng 7.7 tỷ đồng vào quý 4/2016 gồm doanh thu là 7 tỷ và thuế VAT là 700 triệu đồng).

Qua đó kéo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2016 của SVN lần lượt giảm 2% và 8% so với năm 2015. Kết quả này khá trái ngược với các năm trước - thời điểm mà quý 4 luôn là ”cứu cánh” của cả năm. Chẳng hạn năm 2013, quý 4 là quý duy nhất có lãi, năm 2014 quý 4 lãi 855 triệu đồng kéo lãi cả năm đạt 1 tỷ đồng và năm 2015 lãi quý 4 đạt 7.2 tỷ đồng giúp cả năm có lãi 6.7 tỷ đồng.

Trên sàn, trước kết quả kinh doanh không mấy khả quan thì bắt đầu từ tháng 6/2016, cổ phiếu SVN đã bước vào xu hướng giảm đều đặn từ mức 4,800 đồng xuống mức đáy 1,300 đồng/cp vào cuối tháng 1/2017, ứng với giảm 72%. Trong khoảng thời gian này, giao dịch của SVN đạt mức bình quân phiên gần 270,000 cp và phiên thanh khoản cao nhất là 14/10/2016 khi có hơn 1.2 triệu cp trao tay.

Diễn biến giá SVN trong 1 năm qua
Nguồn: Vietstockfinance

Bật tăng gấp 2.8 lần vì được rót thêm vốn?

Sau khoảng thời gian giằng co quanh mốc 1,300 đồng – 1,500 đồng/cp, kể từ phiên 08/02, SVN bất ngờ có nhiều phiên tăng trần liên tiếp để tăng mạnh từ mức đáy 1,300 đồng lên 3,600 đồng/cp (tăng 2.8 lần). Cùng với đó, thanh khoản của cổ phiếu cũng được cải thiện mạnh, bình quân mỗi phiên trong 1 tháng qua có gần 1 triệu đơn vị khớp lệnh, có phiên giao dịch đến 4.7 triệu đơn vị.

Thống kê giao dịch SVN trong hơn 1 tháng qua

Trong khoảng thời gian tăng giá mạnh này, xoay quanh hoạt động của SVN chỉ có thông tin HĐQT đã thông qua phương án và triển khai thực hiện chào bán 10 triệu cp cho 12 nhà mạnh thường quân sẵn lòng mua với giá 10,000 đồng/cp, cao gấp nhiều lần so với mức giá tại thời điểm ra thông báo.

Tổng số tiền huy động được 100 tỷ đồng dự kiến để chia đều ra đầu tư vào CTCP Thủy sản Sông Công và CTCP Nông nghiệp Việt Nhật. Trong đó, Thủy sản Sông Công là phát triển hệ thống nuôi cá nước ngọt và Nông nghiệp Việt Nhật là phát triển giống và trồng dược liệu Thái Nguyên, cả hai đều đang là đơn vị liên kết của SVN, dự kiến sau khi đầu tư góp vốn thì sẽ trở thành công ty con với tỷ lệ sở hữu lần lượt 76.57% và 78.56%.

Nói lại về tình hình tại chính tại cuối năm 2016, SVN đang có những đặc điểm của một doanh nghiệp đem đến nỗi hoài nghi cho nhiều nhà đầu tư (Đầu tư Cao su Quảng Nam - VHG). Đó là không vay nợ, vốn chủ sở hữu chiếm 78% nguồn vốn với 208.8 tỷ đồng (200 tỷ là vốn điều lệ), trong gần 54 tỷ đồng nợ phải trả thì đến 45.5 tỷ là phải trả người bán ngắn hạn. Cơ cấu tài sản thì đến 72% tổng tài sản đổ vào công ty liên kết liên doanh (170 tỷ đồng), 17.8 tỷ đầu tư góp vốn vào đơn vị khác chiếm 6.8%, phần còn lại nằm tại khoản phải thu và hàng tồn kho trong khi tiền và tương đương tiền chỉ vỏn vẹn 389 triệu đồng.

Được biết, vào tháng 9/2016, SVN công bố Nghị quyết HĐQT việc góp 69.75 tỷ đồng vào CTCP dược liệu Solavina để sở hữu 75% vốn và tháng 12/2016 thì quyết định đầu tư 28 tỷ đồng vào Công ty TNHH Thép Sunrise để sở hữu 70% vốn. Ngược lại, SVN lại quyết định chuyển nhượng 9.25 triệu cp CTCP Merici Việt Nam với giá không thấp hơn 95.5 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên 2015, Công ty xác định ưu tiên tập trung phát triển ba lĩnh vực chính gồm xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, hợp tác đầu tư vật liệu xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng, bước đầu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Như vậy, với việc ngừng kinh doanh các mặt hàng truyền thống trong quý 4 cùng định hướng đầu tư mới, Công ty đang dần chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp như thủy sản và trồng dược liệu./.

Các tin tức khác

>   GTA: Thông báo điều chỉnh nội dung thông báo ngày đăng ký cuối cùng (02/03/2017)

>   FTM: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (02/03/2017)

>   NKG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (02/03/2017)

>   CLC: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (02/03/2017)

>   TIP: BCTC năm 2016 (02/03/2017)

>   VFC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017 (02/03/2017)

>   TTV: Báo cáo tài chính năm 2016 (02/03/2017)

>   ROS: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm Kế toán trưởng (02/03/2017)

>   POV: Báo cáo thường niên 2016 (02/03/2017)

>   VDT: Báo cáo thường niên 2016 (02/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật