Chủ Nhật, 19/03/2017 13:38

Donald Trump thắng thế: G20 từ bỏ cam kết chống lại bảo hộ thương mại

Các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đã từ bỏ lời cam kết đã tồn tại từ lâu về thương mại tự do tại cuộc họp đầu tiên của họ với chính quyền Donald Trump, CNNMoney cho hay.

Các Bộ trường Tài chính cũng như Thống đốc ngân hàng trung ương từ các nền kinh tế hàng đầu nhóm G20 - bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Đức và Ấn Độ - đã tổ chức cuộc họp tại một thành phố ở Đức, Baden-Baden.

Bản báo cáo chính thức đã được công bố sau cuộc họp của nhóm G20. Tại cuộc họp này, các thành viên chỉ nói về việc cùng nhau tăng cường sự đóng góp của thương mại tới các nền kinh tế thành viên.

Trước đó, G20 đã công bố thông cáo báo chí của cuộc họp tháng 7/2016, nhưng trong đó lại không đề cập đến cụm từ “chúng tôi sẽ chống lại mọi hình thức của bảo hộ thương mại”. Điều này đã làm dấy lên mối nghi ngờ về hoạt động thương mại tự do.

* Liệu các nền kinh tế lớn nhất thế giới có chịu khuất phục trước Donald Trump về thương mại?

Trong khi đó, Trung Quốc và Australia cùng với một số quốc gia khác đã kêu gọi giữ lại cam kết chống lại bảo hộ thương mại.

Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble, nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng cuộc đàm phán kéo dài rất lâu và các quan chức đã rất thẳng thắn với nhau. Thay vì loại bỏ thương mại ra khỏi báo cáo, ông cho biết ông muốn tìm ra một ý tưởng mà tất cả thành viên đều tán thành.

Việc từ bỏ cam kết chống lại bảo hộ thương mại phản ánh một sự bất đồng nghiêm trọng về một trong những nguyên tắc quan trọng đã củng cố kinh tế toàn cầu trong nhiều năm qua. Các nhà lãnh đạo thế giới đã tăng gấp đôi cam kết thực hiện thương mại tự do sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với hy vọng có thể ngăn chặn cuộc suy thoái biến thành một cuộc suy thoái toàn cầu.

Tuy nhiên, lời cam kết trên chỉ kéo dài cho đến khi Donald Trump xuất hiện. Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời cam kết tái thương mại Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico. Ngoài ra, ông còn đe dọa áp đặt hàng rào thương mại hoặc đánh thuế lên hàng nhập khẩu để bảo vệ việc làm của người Mỹ.

Ông Trump tin rằng các nguyên tắc thương mại toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nước Mỹ cũng như người lao động thuộc quốc gia này.

Sự chia rẽ giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khác về hoạt động thương mại lại được phơi bày một lần nữa trong ngày thứ Sáu, khi ông Trump tổ chức họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng.

“Mỹ đã bị đối xử không công bằng trong nhiều năm qua và điều này sẽ chấm dứt trong tương lai”, ông phát biểu tại cuộc họp báo. “Thương mại tự do đã dẫn tới nhiều thứ tồi tệ xảy ra với Mỹ… NAFTA thực sự là một thảm họa đối với Mỹ, một thảm họa đối với các công ty của chúng ta, đặc biệt là với các người lao động”.

Tuy bà Merkel cho rằng tiến trình toàn cầu hóa cũng như thương mại tự do có thể công bằng hơn, nhưng dường như hai điều trên chỉ tỏ ra hiệu quả đối với Đức. Bà Merkel còn nhấn mạnh rằng một thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

Mối đe dọa từ các chính sách bảo hộ thương mại và hệ thống thuế biên giới từ Nhà Trắng đã khiến các quốc gia, vốn lệ thuộc vào Mỹ trong hoạt động thương mại, phải đau đầu. Được biết, Mỹ nhập khẩu khoảng 2.7 ngàn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm, trong đó gần 50% đến từ các thành viên G20 như Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản và Đức.

Trước khi cuộc họp G20 diễn ra, các chuyên gia đã cho biết nếu G20 không thể cam kết thực hiện thương mại tự do thì điều này sẽ báo hiệu chính quyền Donald Trump thực sự nghiêm túc về lập trường bảo hộ thương mại./.

Các tin tức khác

>   Thái Lan đầu tư 200 tỷ baht trong 10 năm để phát triển 6 sân bay (21/02/2017)

>   Samsung thống trị nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào? (21/02/2017)

>   Giá vàng thực tế lại đang không đi theo lý thuyết (21/02/2017)

>   Các quỹ đổ vốn vào thị trường nào ở châu Á? (20/02/2017)

>   Đồng tiền nào là thước đo về hoạt động thương mại ở châu Á? (20/02/2017)

>   Nhà đầu tư chưa từng lạc quan về kinh tế đến vậy kể từ năm 2011 (15/02/2017)

>   Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam có là mục tiêu tiếp theo trong chiến tranh thương mại của Mỹ? (15/02/2017)

>   Trung Quốc cân nhắc buộc doanh nghiệp nhôm, thép giảm sản lượng (14/02/2017)

>   Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không loại trừ FTA với Mỹ (14/02/2017)

>   Ông Trump có thể tư nhân hóa hệ thống kiểm soát không lưu (12/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật