Thứ Tư, 22/03/2017 13:51

Bút bi Thiên Long đang chuyển mình về đâu?

Khác với vẻ bình yên bao năm qua, gần 3 tháng đầu năm nay, tại CTCP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG) đã có nhiều xáo trộn với việc vị Tổng giám đốc kỳ cựu - ông Võ Văn Thành Nghĩa rời bỏ sau 11 năm gắn bó, đồng thời cũng thoái toàn bộ vốn cổ phần tại đây. Tiếp đó là sự ra đi của nhiều lãnh đạo cao cấp khác...

Không chỉ CEO ra đi...

Ông Võ Văn Thành Nghĩa đầu quân cho Tập đoàn Thiên Long (thương hiệu bút bi Thiên Long) và đảm nhiệm chức vụ CEO từ năm 2006. Trước đó, ông từng có thời gian làm việc tại Ernst & Young, BRL Hardys, Saigontourist, Fosco, Nguyễn Kim và Hội Marketing Việt Nam.

Trong suốt thời gian ông Thành Nghĩa giữ chức vụ CEO, hoạt động kinh doanh của TLG luôn trên đà đi lên với mức doanh thu tăng trưởng đều đặn và chưa một năm sụt giảm lợi nhuận.

Năm 2006, TLG đạt doanh thu gần 302 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2015; lợi nhuận ròng ghi nhận hơn 33.4 tỷ đồng, tăng trưởng 6%. Năm 2008, lợi nhuận ròng của TLG lần đầu đạt mức tăng trưởng hai con số từ khi lên sàn với gần 47 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007. Năm 2012, lãi ròng của TLG lần đầu cán mốc trăm tỷ đồng với mức tăng trưởng 24%. Và liên tục 4 năm sau đó, TLG vẫn tiếp đà chiến thắng và giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 20% mỗi năm.

Năm 2016 cũng không khác biệt, TLG đạt doanh thu thuần hơn 2,162 tỷ đồng, tăng 15% và vượt nhẹ so với kế hoạch năm. Lãi ròng đạt gần 240 tỷ đồng, tăng trưởng 28%.

KQKD của TLG giai đoạn 2006- 2016 (triệu đồng)

Đồng thời, từ năm 2006 đến nay, TLG cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và hoạt động kinh doanh. Từ mức vốn điều lệ 120 tỷ đồng đến nay đã tăng lên hơn 383 tỷ đồng. Tổng tài sản cũng tăng gấp 5.5 lần, từ 251 tỷ đồng cuối năm 2006 lên 1,385 tỷ đồng tính đến cuối năm 2016.

Cho đến nay sự phát triển của TLG đã không bị giới hạn với thị trường nội địa mà mở rộng sang thị trường Đông Nam Á, châu Âu hay châu Mỹ và sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu đi 45 quốc gia.

 

Năm 2014, doanh thu xuất khẩu của TLG đạt hơn 181 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2013. Năm 2015, tiếp tục ghi nhận tăng trưởng gần 40% với 251 tỷ đồng, đóng góp 13% tổng doanh thu, trong đó nguồn thu lớn nhất đến từ thị trường Mỹ, Nhật Bản, Myanmar, Philippines... Tại thị trường nội địa, TLG có hơn 57,600 điểm bán lẻ xuyên suốt 63 tỉnh thành.

Với những gì mà TLG đã đạt được trong suốt thời gian qua, không quá khi nói bên cạnh Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ, hình ảnh của TLG còn luôn gắn liền với ông Võ Văn Thành Nghĩa – người thuyền trưởng chèo lái trong suốt 11 năm qua.

Tuy nhiên vào đầu tháng 1/2017, ông Võ Văn Thành Nghĩa bất ngờ đăng ký bán toàn bộ gần 1.4 triệu cp TLG. Và chỉ 2 tuần sau khi giao dịch hoàn tất, ngày 20/02, HĐQT của TLG công bố nghị quyết về việc từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của ông Nghĩa. Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc tạm thời.

Tính đến thời điểm 31/12/2016, TLG có 2 cổ đông lớn là Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ sở hữu 6.45% vốn và CTCP Đầu tư Thiên Long An Thịnh sở hữu 52.44% vốn.

Trong đó, CTCP Đầu tư Thiên Long An Thịnh cũng không mấy xa lạ. Đây là công ty của gia đình ông Cô Gia Thọ, được thành lập năm 2009 và có vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Ông Thọ cùng vợ (bà Trần Thái Như) sở hữu 55% vốn, phần còn lại do 3 người em của ông Thọ sở hữu.

Như vậy, ở tuổi 53, ông Nghĩa đã chính thức rời khỏi TLG sau 11 năm gắn bó.

... dòng chuyển dịch mới đang chảy

Việc ông Võ Văn Thành Nghĩa bất ngờ rời khỏi TLG đã tạo ra một bất ngờ lớn. Không dừng lại, TLG còn manh nha xuất hiện sự thay đổi trong cấu trúc bộ máy Ban lãnh đạo. Cụ thể, 1 tuần sau khi có quyết định từ nhiệm của ông Nghĩa, TLG công bố về việc thành lập 3 tiểu ban trực thuộc HĐQT gồm tiểu ban Tái cấu trúc, nhân sự và lương thưởng; tiểu ban Kiểm toán và tiểu ban Quan hệ cổ đông.

Theo đó, HĐQT giao cho tiểu ban Tái cấu trúc, nhân sự và lương thưởng toàn quyền quyết định các vấn đề nhân sự và lương thưởng trong 6 tháng đầu năm 2017. Tiểu ban Kiểm toán sẽ phối hợp với khối Hành chính nhân sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và các thủ tục liên quan. Tiểu ban Quan hệ cổ đông sẽ đề xuất các kế hoạch liên quan đến cổ phần và đẩy mạnh công tác quan hệ nhà đầu tư, quan hệ cổ đông.

Cũng trong thời gian này, TLG tiếp tục có sự thay đổi nhân sự quan trọng với việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Tài chính kế toán kiêm Kế toán trưởng đối với ông Hồ Ngọc Cảnh, người gắn bó cùng TLG từ năm 1999. Đồng thời, bổ nhiệm bà Trần Phương Nga thay thế và kiêm trợ lý Chủ tịch HĐQT.

Ngoài ra, một thành viên HĐQT độc lập là ông Huỳnh Văn Thiện đã bán toàn bộ hơn 1 triệu cp TLG (2.84% vốn), dự định thoái hết vốn tại Tập đoàn.

Với những gì đang xảy ra dường như TLG đang có một cuộc đại phẫu lớn. Hoạt động, chiến lược kinh doanh của TLG có thay đổi hay không có lẽ sẽ có câu trả lời trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên sắp tới./.

Các tin tức khác

>   HOT: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 (21/03/2017)

>   HEV: Báo cáo thường niên 2016 (21/03/2017)

>   LDG: Nghị quyết HĐQT thông qua việc góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ của CTCP Đầu tư XD Đại Thịnh Phát (21/03/2017)

>   DQC: Giải trình BCTC năm 2016 sau kiểm toán (21/03/2017)

>   FTS: Link báo cáo thường niên năm 2016 (21/03/2017)

>   VPH: Giải trình chênh lệch số liệu trong BCTC năm 2016 trước và sau kiểm toán (21/03/2017)

>   PIC: Báo cáo thường niên 2016 (21/03/2017)

>   BTS: Báo cáo tài chính năm 2016 (21/03/2017)

>   PJC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế năm 2016 chênh lệch so với năm 2015 (21/03/2017)

>   VFR: Công bố nghị quyết số 18/2017/NQ-HĐQT về việc HĐQT thông qua việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 (21/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật