Thứ Ba, 14/02/2017 10:45

Tương lai mới có đến với ANV khi giải thoát khỏi DAP2?

Vừa qua, cổ phiếu ANV đã có những phiên tăng trần ấn tượng khi kết quả kinh doanh năm 2016 được công bố tích cực nhiều so với năm 2015. Cùng với đó, ANV đã dứt được “mối duyên” với CTCP DAP số 2- VinaChem (DAP2), phải chăng một trang mới đang đến với ANV?

Nếu nhìn lại kết quả kinh doanh những năm gần đây, có thể thấy doanh thu thuần của ANV khá ổn định luôn ở mức trên 2,000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận ròng lại bất ổn và trồi sụt.

KQKD của ANV giai đoạn 2011- 2016

Trong năm 2015, mặc dù doanh thu lên tới 2,494 tỷ đồng, nhưng ANV chỉ lãi ròng vỏn vẹn hơn 1.5 tỷ đồng mà nguyên nhân chính, bên cạnh các khoản giá vốn hàng bán cùng với các chi phí, là do ANV phải gánh khoản lỗ lớn từ công ty liên doanh liên kết, chủ yếu từ CTCP DAP số 2- VinaChem (doanh nghiệp ANV từng sở hữu 40.5% vốn).

Thực chất việc thoái vốn khỏi DAP2 của ANV đã manh nha từ năm 2015 và được đề cập tại ĐHĐCĐ 2015. Chủ tịch HĐQT ANV Doãn Tới khi đó cho biết, diễn biến giá nguyên liệu hiện nay của crôm nhiều rủi ro.

Theo đó, ANV sẽ rút cả vốn và lãi tại DAP2-Vinachem để tập trung nguồn lực kinh doanh thủy sản và sẽ không đầu tư vào khoáng sản nữa. Đến đầu tháng 6/2015, HĐQT ANV có nghị quyết chính thức về việc thoái vốn tại DAP2. Tuy nhiên, câu chuyện cũng chìm xuống trong suốt thời gian dài.

Và phải cho đến quý 3/2016, ANV mới có thể sang tên cho khoản đầu tư tại DAP2 mà đối tác nhận chuyển nhượng cũng không phải xa lạ, chính là Công ty TNHH Đại Tây Dương - là một doanh nghiệp sở hữu của gia đình Chủ tịch HĐQT Doãn Tới với tổng giá trị chuyển nhượng gần 546.8 tỷ đồng.

Liệu đây có phải là hành động “giải vây” của Chủ tịch Doãn Tới cho ANV? Cũng cần đề cập rằng, hiện tại ANV đang sử dụng cổ phiếu của DAP 2 thuộc sở hữu của Đại Tây Dương để đảm bảo cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Được biết, tại thời điểm quý 3/2016, khoản vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong được bảo lãnh bởi lượng lớn cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp sở hữu bởi ông Doãn Tới và Doãn Chí Thiên.

Cụ thể, riêng trong quý 4/2015, mặc dù đạt doanh thu thuần gần 687 tỷ đồng với mức lợi nhuận gộp hơn 114 tỷ đồng, nhưng ANV vẫn phải “ngậm ngùi” lỗ ròng lên tới 25.3 tỷ đồng.

Nguyên nhân của việc thua lỗ không đến hoạt động kinh doanh chính của Công ty mà bắt nguồn DAP2. Trong kỳ, ANV đã phải ghi nhận số lỗ hơn 64 tỷ đồng của công ty DAP2, khiến toàn bộ lợi nhuận “bốc hơi”.

Cũng chính cú sốc của quý 4 đã khiến lợi nhuận trước thuế năm 2015 của ANV lao dốc, giảm 65% so với năm 2014, chỉ còn hơn 8.1 tỷ đồng và làm “vỡ mộng” kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ 2015 (mục tiêu lãi trước thuế 23 tỷ đồng).

Những khó khăn của DAP2 gây ra cho ANV vẫn tiếp tục xảy đến trong năm tiếp theo. Vào quý 2/2016, ANV nhận thêm “nỗi đau” từ DAP2 khi phải gánh khoản lỗ lên tới hơn 114.5 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh hợp nhất. Theo đó, mặc dù ghi nhận doanh thu thuần gần 764.5 tỷ đồng, nhưng ANV vẫn lỗ ròng tới hơn 112 tỷ đồng trong kỳ.

Tuy nhiên, vừa qua, “chuỗi ác mộng” của ANV đã chấm dứt khi trong quý 3/2016, Công ty đã thoái toàn bộ 40.5% vốn tại DAP2 và nhận lại khoản hoàn nhập dự phòng cho các khoản lỗ của DAP2 trước đó. Nhờ đó, Công ty có lãi ròng đột biến trong quý 3/2016 (123.8 tỷ đồng) và tiếp tục có lãi ròng gần 2.9 tỷ đồng trong quý 4/2016 (quý 4/2015 lỗ ròng tới gần 25.3 tỷ đồng).

Với đóng góp của quý 4, cả năm 2016, ANV ghi nhận doanh thu thuần 2,824 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước và đạt lãi ròng gần 19.7 tỷ đồng, gấp 13 lần kết quả năm 2015. Có thể thấy, việc thoái vốn khỏi DAP2 bước đầu mang lại kết quả cho ANV và nhà đầu tư có quyền kỳ vọng vào tương lai của Công ty.

Và cũng có thể đây chính là lý do mà cổ phiếu ANV đã hồi phục một cách ấn tượng trong thời gian vừa qua sau khi chạm mốc thấp nhất trong lịch sử.

Cụ thể, nhìn lại 2016 có lẽ là một năm không mấy vui vẻ đối với diễn biến cổ phiếu ANV, khi thị giá cổ phiếu này có chiều hướng đi xuống và tình trạng này vẫn còn tiếp tục trong tháng 1/2017. Theo đó, thị giá của ANV từng rớt xuống mức 4,100 đồng/cp (phiên ngày 25/01/2017), mức thấp nhất kể từ khi niêm yết trên sàn.

Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 2/2017, ANV bất ngờ đã có phiên đảo chiều và liên tục tăng trần trong 6 phiên với khối lượng trung bình trên 14,000 cp/phiên, cao điểm có phiên khớp hơn 32,000 cp/phiên. Kèm theo đó, lượng dư mua cũng tăng mạnh ở mức trên 30,000 cp/phiên, khi mà "hàng" bán không có.

Diễn biến giao dịch của ANV trong 6 phiên tăng trần
Các tin tức khác

>   TDS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (14/02/2017)

>   VGT: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (14/02/2017)

>   VCP: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (14/02/2017)

>   HLA: Báo cáo thường niên 2016 (14/02/2017)

>   NTC: Báo cáo tài chính quý IV năm 2016 (14/02/2017)

>   S74: Giải trình lợi nhuận BCTC Hợp nhất Quý 4.2016 (14/02/2017)

>   NTC: Báo cáo tài chính năm 2016 (14/02/2017)

>   NTC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế trên 10% của năm 2016 so với cùng kỳ năm trước (14/02/2017)

>   CXH: Ký hợp đồng kiểm toán năm 2016 (14/02/2017)

>   SDK: Nghị quyết HĐQT (14/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật