Thứ Hai, 13/02/2017 21:16

Thêm một số dự án BOT bị phát hiện sai phạm

Sau khi kiểm tra, giám sát và kiểm toán, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm ở một số trạm thu phí BOT đường bộ, đặc biệt là việc thu phí luôn được các nhà đầu tư khai thấp hơn con số thực tế. Điều này lý giải vì sao các trạm thu phí thường có thời gian thu phí kéo dài đến hàng chục năm.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Ảnh: VIDIFI

Theo báo cáo mới được công bố của Kiểm toán Nhà nước về dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thì dự án này tính toán khối lượng, áp dụng sai đơn giá, dẫn tới sai lệch về chi phí với số tiền gần 34 tỉ đồng.

Sau khi dự án đưa vào khai thác ngày 5-12-2015, chủ đầu tư vẫn hạch toán chi phí lãi vay trong khoảng thời gian 6 tháng tiếp theo vào chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, báo cáo kiểm toán cho thấy phương án tài chính xác định nợ gốc phải trả chưa chính xác theo giá trị thực tế. Thực tế nợ gốc tại thời điểm 31-12-2015 là 27.558 tỉ đồng, tuy nhiên trên phương án tài chính lại xác định là 32.123 tỉ đồng.

Sau khi tính toán các con số được kiểm toán, theo Kiểm toán Nhà nước, thời gian hoàn vốn của dự án là 28 năm 8 tháng 27 ngày (giảm 1 năm 3 tháng 3 ngày so với phương án tài chính điều chỉnh của dự án đang trình Bộ GTVT thẩm định).

Khi kết quả kiểm toán được công bố, trả lời trên báo Lao Động ngày 13-2, ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TổngcCông ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), cho biết, VIDIFI  thống nhất với kết quả kiểm toán và điều chỉnh giảm thời gian hoàn vốn của dự án hơn 1 năm so với kế hoạch trước đó.

Một dự án khác ở phía Bắc là đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang cũng bị phát hiện khai không đúng số phí thu được.

Theo kết quả kiểm tra, giám sát của Tổng cục Đường bộ được công bố hôm 10-2, qua kiểm tra việc thu phí tại trạm thu phí Hà Nội – Bắc Giang trong 10 ngày (từ ngày 16 đến 26-12-2016), số phí đối với vé lượt trong thời gian giám sát bình quân là 1,099 tỉ đồng/ngày. Trong khi con số bình quân mà chủ đầu tư báo cáo thu được là 1,015 tỉ đồng/ngày (chênh lệch 8,27%, tương đương 84 triệu đồng/ngày).

Trước đó, Tổng cục Đường bộ cũng đã kiểm tra và phát hiện trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ khai không đúng số phí thu được. Cụ thể, số phí thu được bình quân một ngày là 1,97 tỉ đồng, trong khi chủ đầu tư báo cáo số thu bình quân (trừ đi số thu vé tháng và thu quí) chỉ là 582 triệu đồng/ngày; nghĩa là chủ đầu tư chỉ báo cáo số thu bằng 29% so với số thu thực tế.

Một dự án BOT khác là dự án cầu Cổ Chiên (nằm trên quốc lộ 60 nối 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre), kết quả kiểm toán cho thấy tổng mức đầu tư thực tế thấp hơn so với tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt...

http://www.thesaigontimes.vn/156851/Them-mot-so-du-an-BOT-bi-phat-hien-sai-pham.html

Các tin tức khác

>   Hà Nội: Phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường Tỉnh lộ 421B, huyện Quốc Oai   (13/02/2017)

>   Từ ngày 10/2, một số trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định mới (13/02/2017)

>   Xây dựng công viên tầm cỡ quốc tế tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (13/02/2017)

>   Bức tranh ngành BĐS niêm yết thay đổi ra sao khi Novaland gia nhập? (13/02/2017)

>   Xây cầu vượt giảm ùn tắc giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 20 (13/02/2017)

>   Bất động sản khu Nam Sài Gòn sẽ đón nhận nhiều dự án “hot” trong năm 2017 (13/02/2017)

>   ​Đề nghị giám định độc lập các dự án thiệt hại vì cảng Kê Gà (12/02/2017)

>   Người mua nhà chưa được lợi (11/02/2017)

>   Khởi động gói thầu số 1 dự án bến xe miền Đông mới (11/02/2017)

>   Bí thư Đinh La Thăng: Giảm giá nhà ở xã hội còn 5-6 triệu/m2 (10/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật