Thứ Tư, 01/02/2017 13:37

Số phận các quốc gia châu Á sẽ ra sao sau khi Mỹ rút khỏi TPP?

Việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một trong những thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, đã tác động tiêu cực đến một số nền kinh tế lớn nhất châu Á, Bloomberg cho biết.

7 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký kết thỏa thuận TPP, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Australia, Brunei và New Zealand, đã thực hiện giao thương 2 chiều với Mỹ với tổng giá trị lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 60% tổng giá trị giao thương của Mỹ với Liên minh châu Âu (EU).

Các công ty Mỹ có lẽ cũng chẳng vui mừng gì vì thỏa thuận này sẽ loại bỏ 18,000 loại thuế quan đánh trên hàng hóa được sản xuất ở Mỹ.

Giao thương tại châu Á quan trọng như thế nào đối với kinh tế Mỹ?

 

Hoạt động thương mại với châu Á được xem là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Các quốc gia đang phát triển ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, chiếm tới 24% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ trong năm 2015, tăng từ mức 11% trong năm 1995. Chỉ riêng Nhật Bản đã chiếm hơn 5% tổng giá trị giao thương của Mỹ trong năm 2015.

Vậy việc giao thương với Mỹ quan trọng như thế nào với các quốc gia châu Á?

Hoạt động giao thương với Mỹ đã trở thành một yếu tố chi phối sự phát triển của các quốc gia từ Hàn Quốc cho đến Việt Nam. Trung Quốc từ lâu đã rất vui mừng với tình trạng thặng dư trong kim ngạch thương mại với Mỹ, cụ thể chỉ báo này đã tăng từ mức 84 tỷ USD trong năm 2000 lên 337 tỷ USD trong năm 2015. Mỹ cũng được xem là điểm đến cuối cùng cho các hàng hóa xuất khẩu từ châu Á, với chuỗi cung ứng trải dài từ Đài Loan cho tới Malaysia. Hoạt động thương mại trực tiếp với Mỹ còn tác động tích cực đến nhiều quốc gia châu Á khi nhu cầu từ Trung Quốc trở nên vô cùng ảm đạm trong 6 tháng đầu năm 2016.

Quốc gia nào sẽ chứng kiến đà bứt phá trong hoạt động thương mại?

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ với tổng giá trị thương mại lên tới 626.7 tỷ USD trong năm 2015, tăng gấp 10 lần kể từ năm 1995. Hoạt động giao thương giữa Mỹ và các quốc gia châu Á khác cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng thời gian này: Việt Nam gia tăng gấp 5 lần lên 45.7 tỷ USD, Singapore vọt gần 25% lên 51.6 tỷ USD và Hàn Quốc bứt phá hơn 34% lên 116 tỷ USD.

Quốc gia nào hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?

Việt Nam, một trung tâm sản xuất lớn đối với các sản phẩm từ giày chạy bộ cho đến điện thoại di động, được xem là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, có khả năng gia tăng GDP thêm 11% vào năm 2025. Với cách tiếp cận rẻ hơn tới thị trường xuất khẩu xe hơi lớn nhất trên thế giới, các nhà sản xuất xe hơi và phụ tùng tại Nhật Bản cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Động thái của ông Trump đã tác động nặng nề đến Singapore khi các nhà lãnh đạo của quốc gia này hy vọng TPP sẽ góp phần vực dậy nền kinh tế vốn đang trên đà sụt giảm.

Quốc gia châu Á nào sẽ tiến tới thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ?

Trong số 20 quốc gia đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ, có 3 quốc gia đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Australia, Singapore và Hàn Quốc. Đây cũng là những mục tiêu bị nhắm đến trong các nhận định của Donald Trump.

Thỏa thuận RCEP là gì?

Quyết định khai tử TPP của Donald Trump đã tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận khác lên ngôi: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thỏa thuận này bao gồm hơn 45% dân số của thế giới và 40% hoạt động thương mại toàn cầu.

Bao gồm 10 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), RCEP hướng tới việc gắn kết mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây được xem là một thỏa thuận có chất lượng thấp hơn so với TPP, vì không bao gồm các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, lao động và tiêu chuẩn môi trường cũng như cách thức vận hành các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của nhà nước. Theo dự kiến, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 2 tại Nhật Bản./.

Các tin tức khác

>   Vàng có tháng bứt phá mạnh nhất kể từ tháng 6/2016 (01/02/2017)

>   Dầu ghi nhận tháng lao dốc đầu tiên của năm 2017 (01/02/2017)

>   Ông Trump sa thải bộ trưởng phản đối lệnh cấm nhập cảnh (31/01/2017)

>   Vấn đề Brexit có thể tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Bỉ (31/01/2017)

>   Vàng đảo chiều khi Dow Jones rớt ngưỡng 20,000 (31/01/2017)

>   Dầu xuống đáy 1 tuần khi sản lượng tại Mỹ tăng cao (31/01/2017)

>   Quá trình toàn cầu hóa đi vào ngõ cụt? (28/01/2017)

>   Vàng lùi hơn 1% trong tuần qua sau khi sụt giảm 4 phiên liên tiếp (28/01/2017)

>   Phố Wall vọt hơn 1% trong tuần qua bất chấp dữ liệu kinh tế ảm đạm (28/01/2017)

>   Dầu lùi nhẹ trong tuần qua trước lo ngại về khả năng gia tăng sản lượng từ Mỹ (28/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật