Thứ Bảy, 11/02/2017 12:07

QBS: Có một "nỗi đau" mang tên DDV

Vừa qua, QBS đã có kết thúc quý 4/2016 với khoản lỗ ròng hơn 14 tỷ đồng, kéo tụt kết quả cả năm 2016 chỉ còn gần 21 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2015 mà nguyên nhân đến từ chính khoản đầu tư vào DDV.

Cụ thể, trong quý 4/2016, QBS đạt doanh thu thuần gần 783.8 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh, khiến lãi gộp quay đầu giảm 42%, xuống mức 32.8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hoạt động tài chính trong kỳ lại là đón đau giáng mạnh vào hoạt động của QBS. Cụ thể, dù doanh thu tài chính cũng tăng mạnh từ 2 tỷ lên hơn 28.4 tỷ đồng nhờ khoản lãi bán các khoản đầu tư; nhưng chi phí tài chính trong kỳ cũng "nhảy vọt" hơn 3 lần lên 72.7 tỷ đồng, mà nguyên nhân đến từ dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư, chủ yếu đến từ khoản đầu tư góp vốn vào CTCP DAP- Vinachem. Tính đến thời điểm 31/12/2016, QBS đang trích lập cho khoản đầu tư này hơn 94.5 tỷ đồng, tăng 147% so với thời điểm cuối quý 3/2016.

Theo đó, mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý được cắt giảm 88%, xuống còn lần lượt 3 tỷ và gần 3.7 tỷ đồng nhưng kết thúc quý 4/2016, QBS vẫn lỗ ròng hơn 14.4 tỷ đồng, tụt sâu so với cùng kỳ 2015 (có lãi gần 9.6 tỷ đồng).

Còn nhớ trong quý 2/2016, QBS cũng đã từng phải chịu liên lụy bởi DDV. Cụ thể, do DDV lỗ gần 175 tỷ đồng trong kỳ khiến QBS buộc phải trích lập dự phòng hơn 42 tỷ đồng, ghi nhận vào chi phí tài chính, dẫn đến việc QBS chịu khoản lỗ ròng hơn 22 tỷ đồng tronq quý 2/2016. Điều này khiến thị trương bất ngờ khi chỉ vài ngày trước thời điểm công bố BCTC quý 2/2016, QBS đã 2 lần khẳng định sẽ lãi 28 tỷ đồng trong quý 2. 

Cũng trong thời gian từ giữa tháng 7 đến nửa đầu tháng 8, giá cổ phiếu QBS đã có hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp trước thông tin kết quả quý 2. Tính đến phiên 01/08, QBS đang dừng tại 7,700 đồng/cp, giảm gần 50% so với thời điểm niêm yết tại mức giá 15,000 đồng/cp.

"Vị đắng" của DDV với QBS chỉ giảm nhẹ trong quý 3/2016, mặc dù DDV vẫn tiếp tục lỗ ròng 112 tỷ đồng nhưng QBS đã không còn chịu ảnh hưởng như quý trước đó. Tuy nhiên, dường như sang đến quý 4, kịch bản quý 2 đã tiếp tục lặp lại.

Kết quả là cả năm 2016, QBS đạt doanh thu thuần 4,459 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước nhưng lợi nhuận ròng cả năm chỉ đạt hơn 9.6 tỷ đồng, giảm 88% so với kết quả năm 2015 và chỉ tương đương hơn 11% chỉ tiêu năm đề ra. Ngoài ra đây cũng là mức lãi thấp nhất mà QBS đạt được trong 4 năm qua từ năm 2013.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu QBS hiện chỉ quanh mức 4,380 đồng/cp và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ hồi phục trở lại.

Thị giá cổ phiếu DDV từ tháng 6/2016 đến nay

Với những gì đã diễn ra trong quá khứ, liệu tương lai của QBS sẽ ra sao khi vẫn sẽ còn gắn bó với DDV trên đoạn đướng phía trước?

Các tin tức khác

>   DQC: Gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nắm gần 34% vốn (11/02/2017)

>   SGT: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2016 (10/02/2017)

>   VPH: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (10/02/2017)

>   SFC: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2017 (10/02/2017)

>   STK: Năm 2017 đặt kết quả khả quan, đầu tư thêm 2 dự án (11/02/2017)

>   STK: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập công ty liên doanh (10/02/2017)

>   VCSC: Nghị quyết HĐQT về việc phát hành trái phiếu đợt 1 năm 2017 (10/02/2017)

>   SII đã mua 51% Cấp nước Gia Lai (13/02/2017)

>   MWG: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 15 (10/02/2017)

>   SRF: Thông báo ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2016 (10/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật