Thứ Năm, 09/02/2017 13:00

Niêm yết năm Dậu: Trứng hóa gà vàng?

12 năm trước, 7 doanh nghiệp này đã chính thức niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX. Liệu sau một giáp trứng có hóa gà vàng?

Những người tham gia thị trường chứng khoán lâu năm đều có thể thấy rằng, qua một giáp, bộ mặt thị trường chứng khoán Việt Nam đã thay đổi khá nhiều. Nếu như đầu năm Ất Dậu 2005 chỉ có 26 cổ phiếu giao dịch thì đến đầu năm Đinh Dậu 2017 đã có đến 704 cổ phiếu niêm yết. Không chỉ số lượng cổ phiếu niêm yết được tăng lên bội phần mà theo đó mức vốn hóa toàn thị trường cũng tăng vọt. Vào đầu năm 2005 mức vốn hóa toàn thị trường chỉ có  4,121 tỷ đồng với một sàn giao dịch chứng khoán duy nhất là sàn HOSE. Song đến thời điểm ngày 6/2/2017, mức vốn hóa trên 2 sàn giao dịch HOSE và HNX đã là 1,754 ngàn tỷ đồng, gấp 426 lần so với thời điểm 12 năm trước.

1.      CTCP VICEM Bao bì Bút Sơn (BBS)

Niêm yết trên sàn HNX vào ngày 28/12/2005

Được biết trong năm Ất Dậu (2005), VN-Index đã tăng 33%, tương ứng tăng hơn 77 điểm trong các phiên giao dịch từ ngày 14/2/2005 đến này 27/1/2006 (tương ứng từ ngày 6 tháng Giêng đến ngày 28 tháng Chạp năm Ất Dậu). Liệu có chăng năm Đinh Dậu 2017 sẽ tiếp tục là một năm may mắn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam?

Có thể thấy rằng sau 12 năm, giá cổ phiếu BBS của công ty đã nâng lên một tầm cao mới, gấp hơn 3 lần so với mức giá vào thời điểm niêm yết năm 2005 (tính theo giá đã điều chỉnh). Được biết đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/2/2017, cũng là phiên đầu tiên bước sang năm Đinh Dậu, BBS được chốt tại vùng giá 13,800 đồng/cp. Nếu loại giai đoạn giá cổ phiếu BBS tăng vọt theo sức nóng của bong bóng chứng khoán năm 2007 thì cổ phiếu BBS tăng giá khá bền vững theo thời gian. Tuy nhiên, thanh khoản của BBS đang có chiều hướng đi xuống khi số lượng cổ phiếu được sang nhượng đang sụt giảm dần theo từng năm.

Tại thời điểm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, BBS có vốn điều lệ là 40 tỷ đồng. Dù đã 12 năm trôi qua kể từ thời điểm niêm yết nhưng BBS chỉ mới tăng mạnh vốn vào tháng 8/2016 với 1.8 triệu cp được chào bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên. Đến thời điểm này, BBS là một trong những doanh nghiệp có vốn thấp trên sàn chứng khoán Việt Nam với mức vốn điều lệ chỉ có 60 tỷ đồng với 6 triệu cp niêm yết.

Diễn biến giá BBS trong 12 năm qua

 

2.      CTCP Tập đoàn KiDo (KDC)

Niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 12/12/2005

KDC là một tên tuổi lớn trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô của công ty này là một trong những cái tên nổi tiếng trên thị trường bán lẻ trong nước. Bánh kẹo Kinh Đô phủ khắp từ thành thị đến nhiều làng quê của Việt Nam. Song, một điều bất ngờ là vào năm 2016, KDC đã quyết định bán lại mảng bánh kẹo này cho đối tác nước ngoài và đổi tên từ CTCP Kinh Đô thành CTCP Tập đoàn KIDO. Giờ đây các sản phẩm của KDC rất mới mẻ và đa dạng sau các thương vụ M&A ở nhiều mảng hoạt động như dầu, hạt nêm, mì gói... mang thương hiệu Đại Gia Đình bên cạnh mảng kem truyền thống.

Xét về biến động giá thì cổ đông nắm giữ cổ phiếu KDC cũng không khỏi phấn khởi vui mừng vì giá cổ phiếu hiện nay cao gấp hơn 7 lần giá cổ phiếu trong ngày lên sàn của 12 năm trước.

Diễn biến giá KDC trong 12 năm qua

 

3.      CTCP MHC (MHC)

Niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 21/03/2005

Một tên tuổi cũng nổi cộm trong năm qua với những thương vụ mua bán sáp nhập và niêm yết vào năm Dậu là MHC. Thế nhưng, với việc đầu tư nắm giữ hàng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải thủy đã khiến MHC phải nhận trái đắng. Điển hình là công ty phải báo lỗ lần đầu tiên từ năm 2013 với mức lỗ ròng gần 9 tỷ đồng khi phải trích lập dự phòng gần 21 tỷ đồng cho cổ phiếu DDV.

Và có lẽ quả trứng này chưa thể nở thành gà vàng thì giá cổ phiếu của công ty nếu không xét những giai đoạn đạt đỉnh chớp nhoáng thì còn lại đều biến động không lớn đối với vùng giá của 12 năm trước.

Diễn biến giá MHC trong 12 năm qua

 

4.      CTCP Văn hóa Phương Nam  (PNC)

Niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 11/07/2005

Kể tới đây, không thể không nhắc tới PNC, một trong những doanh nghiệp đang vướng vào những vụ lình xình. Được biết, hai kỳ đại hội đồng cổ đông trong năm 2016 của PNC đã không thể thông qua nhiều tờ trình, và thậm chí là bất thành khi cổ đông lớn vắng mặt. Bởi vậy, cổ đông nhỏ lẻ của công ty chỉ có thể ngán ngẩm than trời khi mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn vẫn chưa có hồi kết.

Xét về biến động giá, nhìn chung sau giai đoạn đỉnh cao của chứng khoán Việt Nam vào năm 2007 thì giá cổ phiếu PNC chủ yếu mang những nốt trầm hơn là những nốt thăng. Song, về cơ bản thì vùng giá cổ phiếu PNC vào đầu năm 2017 cũng cao gấp đôi so với mức giá khởi điểm niêm yết vào năm 2005.

Diễn biến giá PNC trong 12 năm qua

 

5.      CTCP Giống cây trồng miền Nam( SSC)

Niêm yết trên sàn HOSE ngày 01/03/2005

Khác với các cổ phiếu trên, biểu đồ giá cổ phiếu SSC trong 12 năm qua là những sóng tăng trong một chu kỳ dài hạn.

Một thông tin nóng sốt trong năm qua là SSC đã chính thức về một nhà với NSC khi công ty này nâng tỷ lệ nắm giữ tại SSC từ 40.16% lên 61.49%. Theo đó, cả SSC và NSC trở thành mảng hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng cho Tập đoàn Pan (HOSE: PAN), đơn vị chịu sự chi phối chính của nhóm cổ đông liên quan đến Công ty chứng khoán SSI (HOSE: SSI).

Diễn biến giá SSC trong 12 năm qua

 

6.      CTCP Thương nại XNK Thiên Nam (TNA)

Niêm yết trên sàn HOSE ngày 20/07/2005

Trong nhóm doanh nghiệp niêm yết năm Dậu thì biểu đồ giá của TNA nhìn chung có những bước tăng giá êm và mượt nhất. Giá cổ phiếu TNA dường như không có những đợt sóng tăng giảm mạnh đi kèm với nhứng cú sốc lớn mà thay vào đó là những đường tăng nhẹ nhàng và ổn định. Đến thời điểm này, giá cổ phiếu TNA đang dao động quanh vùng giá gấp 8 lần mức giá trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2005.

Diễn biến giá TNA trong 12 năm qua

 

7.      CTCP Vang Thăng Long (VTL)

Niêm yết trên sàn HNX ngày 14/07/2005

Sau 12 năm niêm yết, VTL không nổi danh trên sàn như một số doanh nghiệp trên mà lại khá im hơi lặng tiếng. Cổ phiếu của thương hiệu rượu vang Thăng Long này có thanh khoản trong 1 tháng qua chỉ là con số 0, với khối lượng giao dịch bình quân trong 52 tuần (đến cuối phiên 25/01/2017) cũng chỉ có 54 cổ phiếu. Hiện phần lớn cổ phiếu VTL đang được nắm giữ bởi các cổ đông lớn và Nhà nước, chính vì vậy lượng cổ phiếu trôi nổi (free float) trên thị trường là khá ít ỏi.

Diễn biến giá VTL trong 12 năm qua

 

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 09/02: HAG và HNG giảm vì có thông tin hay chỉ là chốt lời? (09/02/2017)

>   OGC: Nguy cơ rơi vào diện kiểm soát (08/02/2017)

>   09/02: Bản tin 20 giờ qua (09/02/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 09/02 (09/02/2017)

>   HVG vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/02 (08/02/2017)

>   Thúc các doanh nghiệp công bố thông tin (08/02/2017)

>   CDO, ATG bất ngờ đảo chiều tăng nhiều phiên, không đơn thuần là đã đến đáy? (08/02/2017)

>   PVG: Thành lập tiểu ban thư ký và truyền thông (08/02/2017)

>   HOSE: Bản báo cáo bộ chỉ số HOSE-Index (ngày cập nhật 25/01/2017) (08/02/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 08/02: Hồi phục cuối phiên (08/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật