Thứ Hai, 06/02/2017 15:00

Nhịp đập Thị trường 06/02: Thanh khoản tiếp tục tăng cao

Thị trường chung ghi nhiều dấu ấn về cuối phiên. Nhóm thị giá thấp nổi bật có FLC, HNG, KLFCDO duy trì lực cầu từ đầu phiên. Cuối phiên, ngoài sự góp mặt của nhóm dầu khí PVD, PVS, PVC, PXS, GAS, còn có sắc xanh tích cực của các nhóm ngành xây dựng – bất động sản – hạ tầng (HBC, DXG, CEO, VC3, VCG, …); vật liệu xây dựng (CVT, HPG, NKG, TLH, …), sản xuất – tiêu dùng (BMP, CSM, DRC, AAA, SLS, …).

VN-Index đóng cửa tại 700.04 điểm, giảm nhẹ 0.31 điểm – tương đương 0.04%, thanh khoản đạt mức 127 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 2,449 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 11.1 triệu đơn vị, giá trị thỏa thuận đạt 264 tỷ đồng. HNX đóng cửa tại 84.49 điểm, giảm nhẹ 0.07 điểm – tương đương 0.08%, khối lượng giao dịch đạt hơn 40 triệu triệu đơn vị khớp lệnh.  Trong đó giao dịch thỏa thuận đạt hơn 320 nghìn đơn vị, giá trị thỏa thuận đạt hơn 5.7 tỷ đồng.

Với kết quả khớp lệnh này, 2 phiên giao dịch gần nhất, VN-Index đang có thanh khoản cao hơn đáng kể mức trung bình 20 phiên gần nhất (khoảng 90 triệu đơn vị/phiên). Cụ thể phiên giao dịch 06/02/2017, khối lượng khớp lệnh trên HSX cao hơn 28% so với trung bình 20 phiên. Cộng với áp lực bán chốt lời là chủ đạo, đây tiếp tục là tín hiệu cảnh báo đảo chiều ngắn hạn tại vùng 700 điểm.

14h: Dòng P xanh điểm

Cổ phiếu dầu khí (PVD, PVS, PVC, PXS) đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch buổi chiều nhờ các thông tin hỗ trợ từ giá dầu thế giới. PVD sau khi công bố kết quả kinh doanh thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, giá cổ phiếu lại bật tăng trở lại sau khi chạm vùng hỗ trợ 20 – 21. Cổ phiếu GAS cũng bất ngờ đảo chiều tăng mạnh hớn 1 điểm, sau khi giao dịch ảm đạm suốt phiên sáng, đóng góp 1.028 điểm vào đà tăng của VN-Index.

SLS – CTCP Mía Đường Sơn La cũng có 1 phiên giao dịch đột biến cả về giá và thanh khoản, với hơn 30.000 đơn vị khớp lệnh, khớp giá trần 95.900đ/cp. Trước đó, SLS đã điều chỉnh hơn 30%, kể từ vùng giá 126.000đ/cp, và có quá trình tích lũy trong biên độ 85 – 90 trong khoảng gần 2 tháng.

Ở chiều giảm điểm, C32 tiếp tục xuyên thủng các hỗ trợ thấp hơn, đang giao dịch quanh vùng giá 44.200đ/cp, còn cách vùng hỗ trợ mạnh giá 40.000 khá xa. Cổ phiếu đã giảm hơn 40% kể từ vùng đỉnh thiết lập hồi cuối tháng 9/2016, các tín hiệu đảo chiều xu thế giảm trước đó đều thất bại.

Phiên sáng: HVG thoát sàn, FLC tiếp tục tăng mạnh

Thị trường dần lấy lại sắc xanh nhờ hỗ trợ từ nhóm ngân hàng, khi VCBCTGBID đồng thuận xanh điểm. Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, HOSE đóng cửa tại 698.66 điểm, giảm nhẹ 0.24%, thanh khoản đạt mức 73 triệu đơn vị. HNX đóng cửa tại 85.04 điểm, tăng nhẹ 0.01%, khối lượng giao dịch đạt hơn 23.5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục diễn biến sôi động với giao dịch của FLC và HVG. Trong đó, FLC tăng mạnh lên mức 5,780 đồng/cp, ghi nhận mức tăng 12% chỉ trong 3 phiên giao dịch. Ngược lại, HVG tiếp tục bị bán mạnh sau thông tin tiêu cực về kết quả kinh doanh năm, tuy nhiên đã thoát giá sàn. Đang giao dịch quanh mức giá 7,300 đồng/cp.

Những cổ phiếu đáng chú ý của phiên sáng: Ngoài HBC – CVT tiếp tục tăng mạnh. HBC tăng hơn 1 điểm, lên mức giá 35,450 đồng/cp. CVT đạt đỉnh trong phiên ở giá 46,200 đồng/cp, ghi nhận mức tăng hơn 20% trong vòng 7 phiên trở lại đây.

Ở chiều cảnh báo giảm có PVD và MWG. Hiện tại cả 2 cổ phiếu vẫn đang giao dịch giằng co quanh giá tham chiếu, chưa thiết lập tín hiệu điều chỉnh rõ ràng. REE tiệm cận vùng cản 26,700 đồng/cp cũng đang chịu áp lực bán trong phiên. Đây là vùng kháng cự được xem là khó chinh phục trong ngắn hạn.

10h30: Nhóm ngân hàng “nắn” điểm số

Toàn thị trường có 171 mã đỏ, 309 mã đứng giá (tập trung chủ yếu trên HNX với hơn 249 mã), và 158 mã xanh. Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với hơn 46.7 triệu đơn vị khớp lệnh trên HOSE và 16.7 triệu đơn vị khớp lệnh trên HNX tính đến 10h30.

Tại vùng trũng nhất trong phiên, tác nhân gây giảm điểm chính đến từ các bluechip VNM, SAB, VCB và GAS (đóng góp 2,548 điểm trong hơn 3.4 điểm giảm).  Trong nhóm ngân hàng, VCB đang quay lại gần hỗ trợ mạnh 38,500 đồng/cp. Dự báo sẽ có phục hồi kỹ thuật tại đây. Các đại diện khác của nhóm như BID, CTG, ACB, MBB cũng đang giằng co tại vùng đỉnh. Trên quan điểm cho rằng quý 1/2017 sẽ là quý tăng điểm tích cực, thì vai trò nâng đỡ điểm số tại các thời điểm then chốt của nhóm bank sẽ lặp lại nhiều lần nữa. Cho đến hiện tại, sắc xanh – đỏ của VN-Index đang phụ thuộc khá nhiều vào VCB – BID – CTG.

Ngược lại diễn biến giằng co của nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán (HCM, SSI, VND, …) sau quá trình điều chỉnh nhẹ khoảng 5% đang cho nhịp hồi khá tốt, quay lại vượt đỉnh cũ.

Đáng chú ý trong phiên giao dịch sáng 06/02/2017 có giao dịch đột biến của HVG (khớp sàn hơn 3 triệu cổ phiếu, thanh khoản đạt hơn 4.3 triệu đơn vị) – sau khi công bố thông tin lỗ 49 tỷ đồng sau kiểm toán.

9h30: Áp lực chốt lời gia tăng

Trong khi nhóm ngân hàng (VCB, CTG, BID)  tiếp tục diễn biến giảm điểm thì lực đỡ đến từ các bluechip quen thuộc như SAB, VIC, BVH đã giúp phiên mở cửa xanh nhẹ hơn 1 điểm. Các cổ phiếu đầu cơ mạnh cũng tiếp diễn đà tăng khởi tạo trong 2 phiên giao dịch đầu năm. Điển hình của nhóm này là CDO, FLC, KLF, HHS, … Tuy nhiên sắc xanh không bền vững, do tâm lý chốt lời gia tăng, xuất hiện ở hầu hết các mã đã tăng mạnh trong tuần trước.

Ở một diễn biến khác, cổ phiếu REE đang thu hút lực cầu khá tốt tại vùng giá 26,600 đồng/cp. Đây cũng là vùng đỉnh dài hạn của cổ phiếu, trong ngắn hạn không dễ dàng chinh phục được. Nếu phá vỡ kháng cự này, đà tăng giá của REE sẽ rất mạnh mẽ.

Một vài cổ phiếu đang đi ngược đám đông: HBC, PNJ, CVT, DPM cho thấy lực cầu khá tốt, bất chấp áp lực bán chốt lời.

Kiểm định lại 690?

Thị trường chứng khoán đã "lì xì" cho nhà đầu tư hai phiên giao dịch đầu năm đầy lạc quan và hưng phấn. Đặc biệt hơn, khi trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index đã bất ngờ chinh phục vùng đỉnh của năm, đóng cửa ở ngưỡng điểm cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây: 697.28 điểm.

Việc chinh phục vùng đỉnh này mang lại nhiều ý nghĩa trong cả ngắn hạn và dài hạn, mở ra một xu thế tăng điểm tích cực cho VN-Index:

Trước đó trong cả năm 2016, thị trường đã có 8 tháng tăng điểm liên tiếp, 3 tháng giảm điểm. Khởi đầu năm 2017 bằng 1 tháng xanh điểm, sau khi test lại hỗ trợ dài hạn 650. Bất chấp những mối lo ngại "thị trường có thể điều chỉnh sâu hơn, về 620 hay 600 điểm", VN-Index đã "vượt cạn" thành công. Việc chỉ số liên tục vận động trong dải trên bollinger band trong hơn 1 tháng trở lại đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.

Trong ngắn hạn, khi một kháng cự tương đối mạnh bị phá vỡ, cụ thể là ngưỡng 690 điểm hiện tại (trước đó đã có 4 lần liên tiếp không vượt qua), việc chỉ số quay lại kiểm định vùng điểm cũ là diễn biến hoàn toàn hợp lý. Do vậy, trong tuần giao dịch tới đây, không loại trừ khả năng sắc đỏ sẽ bao trùm Vn-Index trong một (hoặc vài) phiên, trước khi chính thức quay lại "con đường màu xanh".

Tin vui thứ hai mà thị trường chứng khoán đem lại là HNX - mặc dù đang trong kênh giảm giá trung hạn, cũng bất ngờ bung mình qua kháng cự, vượt lên trên đường trendline trung hạn. Kháng cự có ý nghĩa tiếp theo mà HNX hướng đến là vùng 87 điểm. Đây là cận trên của đường trendline trong một xu thế dài hạn hơn, tính từ vùng đỉnh 93 điểm, thiết lập hồi tháng 4/2014.

Cả hai sàn đồng thuận tăng điểm trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm Đinh Dậu đã mang lại tâm lý lạc quan không hề nhỏ cho giới đầu tư. Cộng với thông tin hỗ trợ từ hàng loạt doanh nghiệp ra báo cáo năm tích cực, nhiều khả năng xu thế trung hạn sẽ được giữ vững.

Các cổ phiếu đáng chú ý:

  • MWG - tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu năm, vượt đỉnh 167.5. Tuy nhiên ngay sau đó công bố báo cáo tài chính năm với thông tin bất lợi khi quý 4 thường là quý đóng góp lợi nhuận cao nhất, lại cho kết quả thấp nhất. Khoản mục hàng tồn kho tiếp tục duy trì tốc độ tăng gần gấp đôi như các năm trước đó (bình quân mỗi năm hàng tồn kho tăng 1.94 lần). Các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh từ 4,782 tỷ đồng lên 10.965 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 290%, lên mức 997 tỷ đồng.
  • PVD - Ghi nhận mức lãi ròng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hiện tại giá cổ phiếu cũng đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây (20,000 - 21,000 đồng/cp), kể từ sau khủng hoảng giá dầu. Báo cáo quý 4 có thể gây thêm áp lực bán lên cổ phiếu trong ngắn hạn, khiến PVD mất mốc 20,000 đồng/cp.
Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 06/02 - 10/02/2017: Kỳ vọng vào khối ngoại và dòng tiền thông minh (05/02/2017)

>   Vietstock Weekly 06/02 - 10/02/2017: Kỳ vọng vào khối ngoại và dòng tiền thông minh (05/02/2017)

>   ITA: Lãi ròng 2016 giảm hơn 71%, chỉ còn 53 tỷ đồng (08/02/2017)

>   ITA: Lãi ròng 2016 giảm hơn 71%, chỉ còn 53 tỷ đồng (08/02/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/02: Gravestone Doji xuất hiện (03/02/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 03/02: May mắn giữ được mốc 700 điểm (03/02/2017)

>   Vietstock Daily 03/02: Dòng tiền thông minh tích cực gom hàng (02/02/2017)

>   Vietstock Daily 03/02: Dòng tiền thông minh tích cực gom hàng (02/02/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 02/02: Hướng tới ngưỡng 720 điểm (02/02/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 02/02: VN-Index vượt đỉnh 700 đón chào năm Đinh Dậu (02/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật