Thứ Ba, 28/02/2017 09:02

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Đang tin tưởng hay tháo chạy khỏi doanh nghiệp?

Sau một thời gian khá im ắng, tuần vừa qua nhiều vị lãnh đạo công ty rục rịch đăng ký cũng như đã giao dịch lượng lớn cổ phiếu tại nơi mình đang cầm trịch. Đằng sau các động thái này phần nào thể hiện được bức tranh hiện tại hay trong tương lai gần của doanh nghiệp mà họ là những người nắm rõ nhất.

Câu chuyện tại TOP khá trái ngược nhau khi tuần trước cả mẹ và vợ Chủ tịch Đinh Văn Tạo đăng ký bán hết 3.21% lượng cổ phiếu đang sở hữu, thì nay vị Chủ tịch này có hành động ngược lại khi đăng ký gom vào hơn 5 triệu cp, tương ứng với 21% vốn tại đây, dự kiến nâng sở hữu lên gần 25%.

Cổ phiếu TOP trên UPCoM đang có dấu hiệu đi lên sau khoảng thời gian đi xuống hồi đầu năm 2017, chạm đáy 1,400 đồng/cp và hiện đang lên vùng giá trên 2,000 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của TOP khá sôi động khi đạt mức trên 1 triệu cp/bình quân tháng qua.

Hoạt động kinh doanh của TOP khá èo uột khi quý 4/2016 lỗ 222 triệu đồng do các đơn hàng cung cấp hàng hóa cho các đối tác không như kỳ vọng. Công ty vẫn chưa công bố kết quả cả năm 2016, tuy nhiên, cộng dồn 4 quý thì năm qua công ty có vốn hơn 250 tỷ chỉ lãi bèo hơn 500 triệu đồng.

Vậy nhưng, HĐQT TOP vừa đặt kế hoạch cho năm 2017 với con số táo bạo với doanh thu 600 tỷ, lợi nhuận sau thuế tới 52 tỷ đồng và cổ tức tiền mặt từ 15-18%.  Vì sao HĐQT TOP lại tự tin đặt kế hoạch như vậy trong khi kết quả kinh doanh 3 năm qua rất thảm?

Có lẽ sự tự tin này xuất phát từ kết quả đạt được trong tháng 1/2017 khi phòng kinh doanh của đơn vị này đã ký được 5 hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước ước tổng giá trị trên 400 tỷ đồng. Thêm vào đó, TOP cũng sẽ chuyển nhượng Công ty TNHH Miền Trung.

Một số giao dịch lớn của các vị lãnh đạo và người có liên quan
(Tuần từ 20-25/02/2017)

Tương tự TOP, trong khi Thành viên BKS muốn thoái hết hơn 2 triệu cp KSK thì vị Chủ tịch Trần Mạnh Hùng ra tay gom vào gần như chính lượng cổ phiếu đó. Điều đáng nói là 2 vị này trước đó đã đăng ký giao dịch số lượng này nhưng bất thành do “diễn biến thị trường không thuận lợi”.

KSK cũng là doanh nghiệp có “tiếng tăm” về vi phạm công bố thông tin thường xuyên và vẫn đang bị cảnh báo trên thị trường.

Cũng vì kết quả kinh doanh bết bát (lỗ lũy kế 418 tỷ đồng) cùng với việc kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC 2015 mà cổ phiếu ATA buộc phải nhận trát hủy niêm yết trên HOSE vào đầu tháng 2 vừa qua và chuyển sang giao dịch trên UPCoM.

Nói thêm về lý do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC 2015 của ATA, nguyên nhân do lượng hàng tồn kho gần 400 tỷ đồng đột nhiên biến mất, thay vào đó là khoản chi phí khác tăng từ gần 68 tỷ đồng lên 407 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bất ngờ tăng từ 32 tỷ đồng lên 116 tỷ đồng.

Thê thảm là vậy nhưng Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn lại đăng ký mua vào thêm 1.5 triệu cp ATA nhằm tăng sở hữu lên gần 23% dù liền trước đó đã gom được 1.22 triệu cp, tương ứng 10.42% vốn điều lệ. Đáng chú ý, toàn bộ cổ phiếu ATA chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Hiện cổ phiếu này đang áp sát mức 800 đồng/cp.

Đối với hai công ty chứng khoán TVS và APG. Mặc dù kết quả kinh doanh không đến nỗi tệ nhưng cổ đông lớn nhất của TVS vẫn chỉ có mỗi một mình vị Chủ tịch Nguyễn Trung Hà. Và ông vẫn không ngừng tăng nắm giữ khi đăng ký gom thêm 1 triệu cp tại đây, nhằm tăng sở hữu từ hơn 26% lên 28%.

APG lại khác khi có 6 cổ đông lớn, trong đó có 3 tổ chức là CTCP Cơ điện IDC, CTCP HLS và Công ty QLQ Ngân hàng Công thương Việt Nam, dù kết quả kinh doanh bi đát hơn. Tuy nhiên, trong khi Cơ điện IDC đang từng bước gom vào APG thì HLS lại tìm cách rút vốn đầu tư khi vừa giảm sở hữu 1% để xuống còn hơn 17%. Và sắp tới nếu người nhà của Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Hạnh (ông Nguyễn Khắc Lanh) mua thành công 1 triệu cp thì lượng cổ đông lớn sẽ được tăng thêm. Cũng đáng lưu ý là  trước đó (cuối năm 2016 đầu năm 2017) ông Lanh đã thoái hết gần 5% vốn APG.

Trong khi đó, cổ phiếu APG đang không ngừng đi xuống khi giảm hơn 43% trong quý vừa qua, còn mức 4,350 đồng/cp. Tính đến cuối năm 2016, HĐQT và những người liên quan đang nắm giữ hơn 22% vốn APG.

Ngoài ra, còn có bàn tay của các vị lãnh đạo hay người có liên quan thực hiện giao dịch tại các mã đáng chú ý như CDO, TVC hay HHG dù lượng mua không quá nhiều, chỉ dưới 1 triệu cp./.

Các tin tức khác

>   HPG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến CĐNB PENM IV GERMANY GMBH & CO. KG (27/02/2017)

>   6 cá nhân muốn gom hơn 51% vốn Sagel (27/02/2017)

>   Đấu giá 484,000 cp DV Du lịch Đường sắt Hà Nội giá khởi điểm 33,400 đồng/cp (27/02/2017)

>   HPW: Vũ Thị Vinh - người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT - đã mua 5,000 CP (27/02/2017)

>   DDV: Ủy viên HDQT đăng ký mua 200,000 cp (27/02/2017)

>   HD2: Ngô Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT - đã mua 2,650 CP (27/02/2017)

>   SAB: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Nguyễn Thị Thu Hà (27/02/2017)

>   SCD: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Pyn Elite Fund (Non-Ucits) (27/02/2017)

>   SDJ: Cổ đông lớn Nguyễn Trọng Thấu tăng sở hữu lên 25.89% (25/02/2017)

>   NLG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến CĐNB Cao Duy Thông (24/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật