Thứ Tư, 08/02/2017 09:17

KLF: Chưa bán FLC Travel, lãi ròng 2016 thấp nhất từ khi niêm yết

Năm 2016, CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF  đạt lãi ròng chỉ hơn 15 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 68% so với năm 2015 và cũng là mức thấp nhất kể từ khi niêm yết.

Liều thuốc nào đang hồi sinh siêu phẩm đầu cơ?

* KLF: “Câu chuyện thần tiên” kết thúc?

* Liên Thành: Làm nước mắm ngon, lướt chứng khoán giỏi

Cụ thể, doanh thu thuần năm 2016 của KLF đạt hơn 905 tỷ đồng, giảm 45% so với năm trước, kéo theo đó là lãi gộp giảm gần 30%, còn hơn 43 tỷ đồng.

Hoạt động tài chính năm vừa qua của KLF cũng không hiệu quả như năm trước đó dù nhận lãi hợp tác kinh doanh gần 32 tỷ đồng, nguyên nhân do không còn lãi từ bán các khoản đầu tư như năm 2015 (75 tỷ đồng). Trong khi đó tổng chi phí quản lý và bán hàng thì không giảm nhiều so với năm 2015 khi vẫn xấp xỉ 50 tỷ đồng.

Thêm vào đó, KLF còn chịu lỗ khác hơn 9 tỷ đồng trong năm 2016, từ đó mà lãi ròng cả năm chỉ còn hơn 15 tỷ, giảm gần 68% so với năm trước và cũng ghi nhận mức lãi thấp nhất mà Công ty đạt được kể từ khi niêm yết vào 2013.

So với kế hoạch đề ra thì KLF mới chỉ thực hiện được 55% chỉ tiêu doanh thu và 10% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016.

Tính đến cuối năm 2016, phải thu ngắn hạn KLF tăng lên hơn 350 tỷ đồng so với hồi đầu năm, ở mức 959 tỷ đồng, chủ yếu do phải thu ngắn hạn khác (phải thu từ hoạt động hợp tác kinh doanh bởi 2 công ty và 4 cá nhân).

Cũng tại thời điểm cuối năm 2016 thì các khoản đầu tư công ty liên kết liên doanh của KLF vẫn ở mức gần 368 tỷ đồng, trong đó KLF vẫn sở hữu tỷ lệ 36.6% vốn tại FLC Travel với giá trị ghi sổ hơn 37 tỷ đồng.

Còn nhớ, hồi nửa cuối tháng 11/2016, cổ phiếu KLF đã đi ngược với xu hướng thị trường để tăng trần liên tục 10 phiên từ 21/11-02/12, tương ứng tăng 105%, mức tăng mạnh nhất mà KLF có được từ khi lên sàn (tính trong 10 phiên). Và nguyên nhân tăng điểm khi đó được cho là xuất phát từ thông tin CTCP Xây dựng Faros (HOSE:ROS) muốn mua 65% cổ phần của FLC Travel với giá dự kiến tối đa 100,000 đồng/cp (có thể mua đến 100% vốn). Trong khi đó KLF đang sở hữu 36.6% vốn FLC Travel. Nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng nếu chuyển nhượng phần vốn của KLF tại FLC Travel cho ROS thì Công ty sẽ có được một khoản lợi nhuận đáng kể.

Ở một diễn biến khác, CTCP Chế biến Thủy Hải sản Liên Thành tiếp tục mua vào gần 2.2 triệu cp của CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF  vào ngày 06/01/2017 để nâng sở hữu từ 9.45% lên 10.25%, tương đương gần 16.95 triệu cp.

Việc Liên Thành gom KLF sẽ không có gì để nói nếu như trước đó tổ chức này đã thực hiện pha chốt lời đầy ngoạn mục tại KLF khi cổ phiếu này bước vào những ngày cuối của chuỗi tăng trần hồi cuối tháng 11/2016 vừa qua.

Trên sàn, kết thúc phiên giao dịch 07/02, KLF đóng cửa tại 2,700 đồng/cp, ghi nhận phiên tăng kịch trần thứ 3 liên tiếp với khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 4.5 triệu đơn vị, tăng đáng kể so với thời điểm các phiên trước đó.

Liệu rằng xu hướng này của KLF có còn kéo dài sau khi kết quả kinh doanh 2016 được công bố hay không và Liên Thành có sớm thực hiện chốt lời như đã từng thực hiện?

Tài liệu đính kèm:
KLF_2017.2.7_cf5146e_BCTC_HOP_NHAT_Q4.pdf
Các tin tức khác

>   HCC: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (07/02/2017)

>   BST: Nghị quyết HĐQT (07/02/2017)

>   PMS: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (Hợp nhất) (07/02/2017)

>   PMS: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (07/02/2017)

>   PVB: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (07/02/2017)

>   DCS: Báo cáo quản trị công ty năm 2016 (07/02/2017)

>   L18: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (07/02/2017)

>   PVS: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (công ty mẹ) (07/02/2017)

>   PVE: Báo cáo tài chính quý 4/2016 (07/02/2017)

>   SKG: Nghị quyết HĐQT về việc đầu tư các dự án (07/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật