Thứ Sáu, 10/02/2017 10:05

Kỳ 1:

Kiểm soát tâm lý trong đầu tư chứng khoán và tiền tệ: Đòn bẩy và cắt lỗ

Việc kiểm soát tâm lý và hành vi đang ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, việc ứng dụng nó cần phải tuân theo những nguyên tắc chuyên môn nhất định để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sử dụng lệnh cut loss/take profit tự động

Một thực tế cần phải công nhận là thị trường không phải lúc nào cũng hiệu quả. Thị trường hiệu quả luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Tài chính hành vi (Behavioural Finance), đại diện tiêu biểu nhất là Giáo sư Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), là lĩnh vực tài chính sử dụng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường tài chính. Trong đó, lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Có nghĩa là sẽ có trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý” sẽ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý”. Lúc này thị trường sẽ không hiệu quả, hay tài sản tài chính được định giá quá cao hoặc quá thấp.

Rõ ràng, trong những thời kỳ như vậy nhà đầu tư rất dễ bị ức chế về tâm lý và ra các quyết định đầu tư sai. Vì vậy, việc sử dụng lệnh cut loss/take profit tự động có thể giúp nhà đầu tư cảm thấy không quá bị động trước thực trạng “vô lý” của thị trường. Thoạt nhìn thì chúng ta có thể cảm thấy đây chẳng phải là liệu pháp tâm lý gì! Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính hành vi thì trạng thái tâm lý khi giao dịch của nhà đầu tư đã chuyển từ “bị động” sang “chủ động”.

Có thể nhìn nhận rõ vấn đề này với đồ thị gía vàng dưới đây. Nếu không đặt lệnh cut loss tự động thì nhà đầu tư theo long position có thể sẽ phải đối diện với mức thua lỗ lớn khi giá vàng đột ngột phá vỡ vùng hỗ trợ 1,245-1,255 USD/oz vào tháng 11/2016.

Hiện nay không chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối mà ngay cả các công ty chứng khoán cũng bắt đầu thử nghiệm loại lệnh này.

Hạn chế dùng đòn bẩy quá cao

Việc sử dụng đòn bẩy ở mức quá cao dễ gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây nên sự căng thẳng thường trực. Sự căng thẳng này nếu không giải quyết thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà về dài hạn còn làm kém đi hiệu quả đầu tư của danh mục.

Nhà đầu tư cần hạn chế sử dụng margin cao nếu có thể. Việc sử dụng các loại đòn bẩy tài chính có thể dễ dàng khiến cho nhà đầu tư rơi vào trạng thái quá lạc quan (excessive optimism) hoặc quá bi quan (excessive pessimism) khi thị trường biến động mạnh. Điều này đặc biệt đúng ở các nhà đầu tư cá nhân chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường. Một khi không thể kềm chế được cảm xúc (do danh mục thua lỗ quá nhanh) thì hoảng loạn là điều tất yếu.

Ở đây cũng cần phải lưu ý cái gọi là “hội chứng Demo”. Nghĩa là các nhà đầu tư thường đánh ở tài khoản Demo khá thành công nhưng khi đánh tiền thật thì toàn thua!

Theo các thí nghiệm thực tế thì cùng một phương pháp đầu tư như nhau nhưng nếu dùng hai mức đòn bẩy khác nhau (ví dụ 1:100 và 1:1000) thì hiệu quả sẽ khác nhau. Rõ ràng, khi tỷ lệ đòn bẩy càng lớn thì áp lực và sự căng thẳng cũng sẽ lớn hơn.

Đối với kinh doanh ngoại hối, sử dụng đòn bẩy ở mức 1:100 đến 1:25 có lẽ là hợp lý đối với những nhà đầu tư mới bắt đầu./.

Các tin tức khác

>   Ngày 09/02/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/02/2017)

>   Ngày 07/02/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/02/2017)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/02/2017 (05/02/2017)

>   Tuần 06-10/02/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (05/02/2017)

>   Tuần 02-03/02/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/02/2017)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 02-03/02/2017 (01/02/2017)

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Xu hướng tăng đang hình thành (25/01/2017)

>   Ngày 24/01/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/01/2017)

>   Phân tích kỹ thuật chỉ số ngành Logistics & Các cổ phiếu trong ngành Cảng biển (23/01/2017)

>   Điểm nhấn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán (25/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật