Thứ Tư, 22/02/2017 16:06

FID: Sẽ phát hành riêng lẻ 9.6 triệu cp, đầu tư nắm kiểm soát mỏ cát Thái Nguyên

Sáng ngày 22/01, ĐHĐCĐ bất thường 2017 của CTCP Đầu tư & Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID) đã thông qua phương án tái cấu trúc các khoản đầu tư và cơ cấu lại nhân sự HĐQT, BKS; đồng thời sẽ phát hành 9.6 triệu cp huy động vốn và đầu tư nắm quyền kiểm soát tại mỏ cát Thái Nguyên.

Chào bán riêng lẻ 9.6 triệu cp, ai sẽ là “nhà hảo tâm” tiếp theo?

Tại Đại hội, cổ đông đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 9.6 triệu cp cho nhà đầu tư (NĐT) chiến lược với giá phát hành 10,000 đồng/cp, dự kiến thu về 96 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu về sẽ được dùng đầu tư mua cổ phần của CTCP Công nghệ môi trường và năng lượng sạch Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 80%, nhằm nắm quyền kiểm soát mỏ khai thác cát tại Thái Nguyên có trữ lượng hơn 2.5 triệu m3, công suất 90,000 m3/năm, thời hạn khai thác 29 năm theo giấy phép được cấp năm 2011.

Hiện tại, giá cổ phiếu FID trên thị trường chỉ ở mức 1,900 đồng/cp (phiên ngày 22/02), tức là mức giá chào bán cho nhà đầu tư chiến lược gấp hơn 5 lần thị giá.

Trong lần phát hành gần 11 triệu cp vào giữa năm 2016, chỉ gần 3.2 triệu cp được cổ đông hiện hữu đăng ký mua và phần còn lại hơn 7.8 triệu cp “ế” đã do 8 cá nhân khác, trong đó có ban lãnh đạo và cổ đông lớn “ôm” gần trọn.

Cổ đông tham dự Đại hội khá hoài nghi về mức độ thành công của phương án phát hành, Chủ tịch HĐQT Đặng Kim Khoa cho biết đã sắp xếp được một số NĐT chiến lược quan tâm đến mỏ cát tại Thái Nguyên, để mua lượng cổ phiếu phát hành, đảm bảo số vốn huy động. Mỏ cát trên Thái Nguyên là dự án hiếm với thời hạn khai thác còn tới 23 năm và trữ lượng khá lớn. Về nguồn đầu ra cho mỏ khai thác, hiện tại trên Thái Nguyên đang có 2 đại công trường bao gồm dự án của Tập đoàn Phúc Lộc và dự án của Tập đoàn Xuân Trường có nhu cầu tương đối lớn về cát sỏi.

ĐHĐCĐ bất thường của FID diễn ra sáng ngày 22/02

“Chốt” đường đi cho nguốn vốn huy động từ năm 2016

Liên quan đến việc tái cấu trúc các khoản đầu tư, cổ đông đã thông qua phương án sử dụng mới đối với gần 110 tỷ đồng thu về từ đợt phát hành năm 2016 là để mua cổ phiếu tại các đơn vị khác thuộc sở hữu của các cá nhân.

Cụ thể, FID sẽ đầu tư 70 tỷ đồng để mua 350,000 cp của CTCP Gang thép Công nghiệp Việt Nam thuộc sở hữu bởi ông Hà Xuân Trường với giá 200,000 đồng/cp; chi 20 tỷ đồng mua 1 triệu cp của CTCP Đầu tư và phát triển công nghiệp Hà Thái sở hữu bởi ông Hà Tiến Tùng với giá 20,000 đồng/cp và cuối cùng chi 70 tỷ đồng mua 3.5 triệu cp của CTCP Đầu tư Thương mại Thanh Thủy sở hữu bởi bà Hoàng Quế Lan với giá 20,000 đồng/cp (sử dụng thêm một phần vốn khác của Công ty).

Được biết, phương án ban đầu của FID là sẽ sử dụng vốn đầu tư vào CTCP Thương mại và đầu tư VCI Việt Nam (27 tỷ đồng), CTCP Khai thác khoáng sản Hòa Bình THT (28 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Xây lắp và Thương mại Việt Nam (V.I.T) (45 tỷ đồng) và bố sung vốn lưu động (gần 10 tỷ đồng). Tuy nhiên, FID đã không thực hiện như phương án được thông qua, khiến cổ phiếu bị HNX đưa vào diện kiểm soát do có dấu hiệu không minh bạch.

Ban lãnh đạo cho biết, sau khi Đại hội thông qua việc cơ cấu lại các khoản đầu tư sẽ trình văn bản lên HNX để làm thủ tục đưa cổ phiếu ra khỏi diện bị kiểm soát.

Chia sẻ về kết quả hoạt động kinh doanh, ông Khoa cũng cho biết, năm 2016 là một năm thụt lui so với năm 2015. Doanh thu và lợi nhuận của FID trong năm chủ yếu đến từ quý 1 và quý 2/2016, còn trong 2 quý cuối năm hầu như không đáng kể, do Công ty tiến hành tái cấu trúc các khoản đầu tư. Năm 2017, dự kiến Công ty sẽ có chuyển biến tốt, tuy nhiên kế hoạch cụ thể còn phụ thuộc vào dự án khai thác mỏ cát.

Tiếp tục thay một loạt lãnh đạo

Trong tiến trình Đại hội, cổ đông đã thông qua việc miễn nhiệm và thay thế một loạt thành viên trong HĐQT và BKS. Theo đó, cổ đông đã thông qua miễn nhiễm 4 thành viên HĐQT gồm: bà Phùng Thị Diệp Linh, bà Trương Thị Loan, bà Nguyễn Thị Thu Hà và ông Phạm Đình Dương; 3 thành viên BKS bị miễn nhiệm gồm: ông Phạm Văn Định, bà Lâm Thị Hòa và ông Nguyễn Tuấn Long.

Được biết, những cá nhân trên chỉ mới được bầu vào FID từ sau ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào tháng 9/2016.

Đại hội cũng đã thông qua bầu thay thế 4 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS. Trong số các cá nhân trên có 3 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS được đề cử bởi nhóm cổ đông gồm 8 NĐT sở hữu 33.25% vốn của FID.

Thành viên HĐQT bầu thay thế gồm

  • Hà Xuân Trường
  • Hoàng Quế Lan
  • Đỗ Trọng Bách
  • Phạm Hoàng Cầu

Cá nhân Hà Xuân Trường và Hoàng Quế Lan chính là 2 nhà đầu tư đã chuyển nhượng cổ phần của CTCP Đầu tư và phát triển công nghiệp Hà Thái và CTCP Đầu tư Thương mại Thanh Thủy cho FID đã đề cập ở phần trên.

Thành viên BKS bầu thay thế gồm:

  • Hoàng Thị Tuyết Lan
  • Đinh Mạnh Tùng
  • Nguyễn Phương Tuân
Các tin tức khác

>   NKG: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (22/02/2017)

>   OCS: Thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm (22/02/2017)

>   PGI: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập Công ty Bảo hiểm PJICO Hà Thành (22/02/2017)

>   NBB: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (22/02/2017)

>   BTP: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (22/02/2017)

>   CTI: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 (22/02/2017)

>   VCM: Báo cáo tài chính năm 2016 (22/02/2017)

>   AMV: Nghị quyết HĐQT về bổ sung nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 (22/02/2017)

>   HPB: Nghị quyết HĐQT (22/02/2017)

>   BSC: Báo cáo tài chính năm 2016 (22/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật