Thứ Năm, 23/02/2017 07:09

Fed vẫn không lo lắng về lạm phát

Mặc dù, lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh kể từ khi chạm đáy 6 năm trong năm 2015, nhưng những người đứng đầu Fed vẫn không lo lắng giá hàng hóa cao hơn sẽ gây nguy hiểm đến nền kinh tế trong thời gian tới, MarketWatch đưa tin.

Đa số các quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhất trí tại cuộc họp tháng 2/2017 rằng chỉ có một rủi ro rất thấp là lạm phát sẽ tăng mạnh và vượt mục tiêu 2% của ngân hàng này. Và cho dù lạm phát thật sự tăng mạnh hơn dự báo thì họ vẫn có nhiều thời gian để phản ứng lại, theo biên bản họp tháng 2/2017 của Fed.

Việc không chịu áp lực từ lạm phát cho thấy Fed không có khả năng đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất. Trước đó, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Fed đã dự định nâng lãi suất 3 lần trong năm 2017, có lẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 3 tới.

Tuy nhiên, quan điểm của các quan chức Fed thì lại không thống nhất. Tại cuộc họp tháng 2/2017, một vài quan chức hàng đầu của cơ quan này đã lo lắng rằng lạm phát có thể tăng nhanh hơn dự báo, qua đó buộc ngân hàng này phải nâng lãi suất nhanh hơn và có thể gây nguy hiểm đến nền kinh tế.

Vẫn còn đó những quan điểm khác nhau về thị trường lao động. Hiện những người ủng hộ quan điểm nâng lãi suất lo lắng rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp (4.8%) đang báo hiệu tiền lương sẽ tăng nhanh hơn và nhấc bổng lạm phát. Trong khi đó, một số quan chức khác bao gồm cả Chủ tịch Fed Janet Yellen lại nghi vấn liệu tiền lương có đóng vai trò chi phối lạm phát hay không.

Tới thời điểm này, lạm phát vẫn còn khá thấp và dao động dưới mức mục tiêu dài hạn 2% của Fed, mặc dù đã tăng mạnh trong 1.5 năm vừa qua.

Thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số PCE, tăng 1.6% trong giai đoạn 12 tháng kết thúc vào tháng 12/2016. Tuy nhiên, trong mùa thu năm 2015, chỉ số PCE chỉ tăng nhẹ 0.2%.

Không có gì đáng ngạc nhiên cả, vì nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phát cho tới nay vẫn là giá dầu. Cụ thể, đà trượt dốc của giá dầu đã kéo lạm phát xuống thấp trong năm 2014 và 2015, trong khi đà hồi phục của giá dầu đã đẩy lạm phát lên cao. Giá dầu đã tiến sát mốc 57 USD/thùng vào đầu năm 2017, tăng từ mức 41 USD/thùng tại thời điểm gần 1 năm về trước.

Tuy nhiên, nếu nhiên liệu bị bỏ ra khỏi công thức tính thì lạm phát Mỹ sẽ trở nên cực kỳ ổn định kể từ năm 2011 thông qua việc sử dụng một thước đo khác được biết tới là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Tại lúc này, hầu như chẳng có lý do để nghi ngờ lạm phát sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là khi giá dầu đã giảm sút xuống dưới mức 55 USD/thùng.

Dù vậy, Janet Yellen vẫn thừa nhận Fed cần phải cẩn thận về lạm phát khi thị trường lao động thắt chặt hơn và nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong 8 năm liên tiếp.

Tại cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào đầu tháng này, bà đã cho biết chờ đợi quá lâu để nâng lãi suất sẽ là không khôn ngoan./.

Các tin tức khác

>   Giám đốc ESM: Hy Lạp sẽ có thể “tự lực cánh sinh” vào năm 2018 (22/02/2017)

>   Deutsche Bank: 2 rủi ro có thể làm lật con tàu kinh tế Mỹ (22/02/2017)

>   Đâu là chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thị trường tiền tệ? (22/02/2017)

>   Vàng lùi bước khi đồng USD tăng mạnh trong bối cảnh bất ổn địa chính trị (22/02/2017)

>   Bitcoin vượt mốc 1,100 USD lần đầu kể từ tháng 1/2017 (22/02/2017)

>   Dầu tăng mạnh khi OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm (22/02/2017)

>   Đâu là điểm đến hàng đầu của các triệu phú trên thế giới? (22/02/2017)

>   Đồng Yên sẽ chạm đáy 120 trước khi hồi phục? (21/02/2017)

>   Cơ hội nào dành cho Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp? (21/02/2017)

>   Rủi ro kinh tế hậu Brexit: mối lo lớn nhất của người dân Anh và doanh nghiệp (21/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật