Thứ Năm, 16/02/2017 10:30

Đại gia chuỗi cá tra biến mất: Bàn giải pháp gỡ khó cho nông dân

Sáng 15/2, GĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang Lê Trọng Nghĩa chủ trì cuộc họp với các hộ nuôi cá tra thực hiện chuỗi liên kết Tafishco, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Sáng 15/2, GĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang Lê Trọng Nghĩa chủ trì cuộc họp với các hộ nuôi cá tra thực hiện chuỗi liên kết Tafishco, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Dự họp có các thành viên trong “Tổ xử lý khoản cho vay thí điểm đối với dự án chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco”, thành lập theo quyết định ngày 13/2 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Đại diện 11 hộ nuôi cá có mặt, thiếu 1 hộ theo giấy mời.

Thống kê bước đầu, Tafishco (Cty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An) nhận cá từ các hộ nuôi theo chuỗi để chế biến xuất khẩu, có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Sau khi vợ chồng bà chủ Tafishco Nguyễn Thị Huệ Trinh biến mất, người được ủy quyền điều hành Tafishco đã mở kho 700 - 800 tấn cá tra phi-lê trả cho nông dân để giảm nợ, nên hiện còn nợ 10 hộ hơn 82 tỷ đồng. Bên cạnh, 12 hộ nuôi cá nợ Agribank An Giang 129 tỷ đồng nhưng sau đó có 2 hộ trả được hơn 23 tỷ, nên các hộ còn nợ khoảng 106 tỷ.

Tại cuộc họp, các hộ nuôi cá yêu cầu, khoản tiền cá Tafishco nợ bà con được chuyển sang trách nhiệm của Tafishco trả Agribank An Giang để giảm nợ cho bà con, như đã thực hiện chuỗi liên kết mấy năm qua.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang, thành viên Tổ xử lý, cũng cho rằng việc xử lý nợ cần tuân theo hợp đồng nguyên tắc thực hiện chuỗi liên kết đã ký giữa ba bên: Agribank An Giang, Tafishco và hộ nuôi cá. Đó là, khoản tín dụng cho vay nuôi cá tra từ hộ nông dân, sau khi cá bán cho Tafishco thì trở thành nợ của Tafishco với Agribank An Giang; Tafishco chế biến xuất khẩu, lấy tiền từ khách hàng về trả nợ ngân hàng. Trong lúc, đại diện ngân hàng lại muốn xử lý nợ vay độc lập từng hợp đồng tín dụng, giữa ngân hàng và hộ nuôi cá, nghĩa là hộ nuôi cá phải trực tiếp trả nợ.

Tình hình nợ của Tafishco rất phức tạp, chỉ 12 hộ nuôi theo chuỗi liên kết đã có nhiều khoản chồng chéo, khó tách bạch. Bên cạnh, Tafishco còn nợ tiền cá nhiều hộ nuôi ngoài chuỗi liên kết và nợ các bạn hàng khác, thuế, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, Tafishco còn nợ nhiều ngân hàng, thống kê sơ bộ hiện nay, nợ Agribank An Giang hơn 500 tỷ đồng, hai ngân hàng khác khoảng 250 tỷ đồng.

Dù việc xử lý nợ của Tafishco rất khó khăn nhưng các thành viên Tổ xử lý dự họp sáng 15/2 đều bày tỏ phải bảo vệ quyền lợi của các hộ nuôi cá thực hiện chuỗi liên kết. Bởi đây là bước cơ bản tạo thuận lợi cho những bước tiếp theo xử lý nợ của Tafishco, góp phần bảo vệ ngành cá tra ổn định. Cuộc họp nêu ra một số hướng nghiên cứu để ngày 21/2, Tổ xử lý họp quyết định phương án chính thức.

http://nongnghiep.vn/dai-gia-chuoi-ca-tra-bien-mat-ban-giai-phap-go-kho-cho-nong-dan-post187030.html

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu Hồ tiêu năm 2017 sẽ hết sức vất vả (15/02/2017)

>   13,2% lô hàng thủy sản được cấp chứng thư điện tử (13/02/2017)

>   Những điều thú vị về hạt lúa (12/02/2017)

>   Gói 100 nghìn tỉ: Không nên ưu đãi công nghệ trình diễn (12/02/2017)

>   Xuất khẩu ảm đạm, thị trường lúa gạo vẫn sôi động (09/02/2017)

>   VPA cảnh báo việc xù hợp đồng xuất nhập khẩu Hồ tiêu trong thời gian tới (09/02/2017)

>   Nông nghiệp sạch chờ gói 100.000 tỉ đồng (08/02/2017)

>   VPA dự báo sản lượng hồ tiêu tăng ít nhất 15% (06/02/2017)

>   Thái Lan muốn bán hết 8 triệu tấn gạo dự trữ trong nửa đầu năm nay (05/02/2017)

>   FAO: Giá lương, thực phẩm thế giới tăng cao nhất trong 2 năm (02/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật