Thứ Ba, 10/01/2017 09:58

Tháng 3/2017, Bộ GTVT hoàn tất bán vốn ACV cho Tập đoàn Aeróports de Paris

Theo tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết của Bộ Giao thông Vận tải năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, thời gian qua Bộ đã ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược của VNA với hãng All Nippon Airways, Nhật Bản; đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris - nhà đầu tư chiến lược của ACV, dự kiến ký kết các hợp đồng, hoàn tất giao dịch trong tháng 3/2017.

Hiện Bộ đang triển khai thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty mẹ - tổng công ty (Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC), Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long - Cửu Long, Hàng hải Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy), 08 công ty con thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và phối hợp với các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình cổ phần hóa; đã hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vận hành Bảo trì đường cao tốc thuộc VEC.

Đối với 2 doanh nghiệp quy mô lớn là Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (VNA) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Bộ đã tập trung chỉ đạo việc đàm phán với nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn quốc tế, có năng lực, kinh nghiệm, cam kết hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Đến nay, đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược của VNA với hãng All Nippon Airways, Nhật Bản; đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris, nhà đầu tư chiến lược của ACV, dự kiến ký kết các hợp đồng, hoàn tất giao dịch trong tháng 3/2017.

Bộ cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa lập kế hoạch và thực hiện giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch; đến nay, đã có 37 công ty cổ phần thực hiện giao dịch, niêm yết cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán theo mệnh giá là trên 35,000 tỷ đồng.

Bộ đã hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Thăng Long - CTCP và 08 Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa với tổng giá trị vốn nhà nước trên 140 tỷ đồng về SCIC.

Đối với 03 Tổng công ty: Cienco 5, Cienco 8, Xây dựng đường thủy và Công ty Tracimexco, Bộ đang phối hợp với SCIC thẩm định hồ sơ chuyển giao.

Năm 2016, Bộ đã hoàn thành thoái vốn tại 22 công ty cổ phần, giá trị thu về đạt gần 2,302 tỷ đồng. Trong đó, đã thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 04 công ty mẹ - tổng công ty (Cienco 6, Vinamotor, TEDI, Vận tải thủy) và thoái giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại 01 công ty mẹ - tổng công ty (Cienco5), thu về 2,039.7 tỷ đồng, bằng 134% giá trị mệnh giá.

Các công ty mẹ - tổng công ty thuộc Bộ đã thoái vốn tại 17 doanh nghiệp, thu về 262 tỷ đồng, bằng 215% giá trị mệnh giá./.

Các tin tức khác

>   Quy định sử dụng biên lai thu phí, lệ phí từ ngày 01/01/2017 (10/01/2017)

>   Năm 2016, tạo việc làm cho 1,6 triệu người (10/01/2017)

>   Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DNNVV là cần thiết và cấp bách (09/01/2017)

>   Hai doanh nghiệp thưởng Tết 1 tỷ đồng (09/01/2017)

>   TPHCM: Ban hành mức thu 10 loại phí và 7 loại lệ phí (09/01/2017)

>   SCIC: Lãi ròng năm 2016 gấp đôi và vượt 7% kế hoạch nhờ bán vốn VNM (09/01/2017)

>   Năm 2017, tập trung thanh tra các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường  (09/01/2017)

>   Hãng hàng không ít muốn bay đêm  (09/01/2017)

>   Mối nguy môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (09/01/2017)

>   Đạm Ninh Bình ra “tối hậu thư”, nhà thầu Trung Quốc không hồi âm (09/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật