Thứ Hai, 23/01/2017 22:06

Quản lý thị trường: Hơn 8.500 cơ sở đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm

Năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm tra 23.982 cơ sở ký cam kết không buôn bán, vận chuyển và kinh doanh hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã phát hiện 8.676 cơ sở vi phạm.

Đây là Thông tin do ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), đưa ra tại Hội nghị trực tuyến "Triển khai nhiệm vụ năm 2017 của lực lượng Quản lý thị trường" tổ chức chiều 23/1, tại Hà Nội.

Đánh giá công tác một năm qua, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, nhờ đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, trong năm qua nhiều đường dây buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã bị bóc gỡ.

Ước tính có tới 104.807 vụ việc bị xử lý trong năm 2016, tăng 1.061 vụ so với năm 2015, thu ngân sách đạt 548,9 tỷ đồng, tăng 89,1 tỷ đồng so với năm 2015.

Tuy vậy, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường nhấn mạnh, hoạt động buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp, biến tướng để đối phó với lực lượng chức năng.

Nhiều vụ việc lực lượng chức năng phát hiện đối tượng buôn bán hàng giả tìm mua các loại hàng hóa, nguyên liệu bán thành phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và bao bì, nhãn mác giả mạo các thương nhãn hiệu nổi tiếng sau đó dán nhãn trà trộn với hàng thật rồi đưa ra thị trường.

Bức xúc hơn, trong lĩnh vực bán hàng hàng đa cấp, các hành vi lôi kéo, kiếm lời bất chính vẫn ​tiếp tục gây ra nhiều bức xúc trong dư luận và xã hội.

Thống kê của Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội, trong số 36 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thì có tới 18 doanh nghiệp bị phạt hiện có vi phạm, với mức phạt hành chính gần 690 triệu đồng, nhiều trong số đó đã bị Cục Quản lý cạnh tranh rút giấy phép kinh doanh.

Trước những thách thức trên, tại hội nghị, ông Chu Xuân Kiên, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn nữa công tác cấp phép kinh doanh bán hàng đa cấp.

Đặ biệt, khi phát hiện vi phạm cần công khai tên các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó nâng cao nhận thức của người dân và tránh xảy ra hậu quả xấu.

Đồng tình những ý kiến đưa ra, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương và Cục Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp.

Bên cạnh đó, ​một giải pháp căn cơ được Cục Quản lý cạnh tranh ​nêu ra là đơn vị này đã hoàn thiện dự thảo và gửi Bộ Tư pháp thẩm định để sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 42/CP nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ​bán hàng đa cấp, cũng như ​đấu tranh hiệu quả với những hành vi sai trái, gây mất ổn định xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân./.

http://www.vietnamplus.vn/quan-ly-thi-truong-hon-8500-co-so-da-ky-cam-ket-nhung-van-vi-pham/427272.vnp

Các tin tức khác

>   Đầu năm 2017, nhập siêu quay trở lại (23/01/2017)

>   UBTVQH ra Nghị quyết kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng (23/01/2017)

>   Tổ chức phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập vào Việt Nam (23/01/2017)

>   Đến hết năm 2017, chấm dứt tình trạng sản xuất phân bón giả trên địa bàn TPHCM (23/01/2017)

>   Xuất khẩu cá tra năm 2017 dự báo đạt trên 1.7 tỷ USD (23/01/2017)

>   TPHCM: Triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với tất cả các thủ tục hành chính (23/01/2017)

>   Thách thức từ “bẫy” gia công (23/01/2017)

>   Hà Nội: Nắm tình hình, báo cáo việc sử dụng tài sản công không đúng quy định (23/01/2017)

>   Gần 1 tỷ USD đầu tư cho lưới điện truyền tải (23/01/2017)

>   Nhập khẩu ôtô 2016 và cuộc soán ngôi ngoạn mục (22/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật