Thứ Hai, 30/01/2017 10:40

Năm 2017: Rộng cửa cho room ngân hàng nội?

Rất nhiều nhà đầu tư cho rằng cổ phần của ngân hàng nội vẫn có sức hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại song trong lĩnh vực tài chính ngân hàng rất nhạy cảm, việc hạn chế room đã khiến việc bán cổ phần gặp nhiều khó khăn…

Rất nhiều nhà đầu tư cho rằng cổ phần của ngân hàng nội vẫn có sức hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên trong thông điệp mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đồng ý nới room cho ngân hàng nội… Đây sẽ cánh cửa mở cho  ngành ngân hàng trong năm 2017.

Room ngân hàng vẫn ở mức 30%

Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Ngân hàng châu Á lần thứ 17 vào tháng 5/2016, Thống đốc NHNN khẳng định rất mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tham gia vào quá trình tái cơ cấu lĩnh vực này. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng vẫn khó hút vốn các nhà đầu tư…

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, hiện tỷ lệ sở hữu dành cho các  nhà ĐTNN tại ngân hàng nội tối đa chỉ ở mức 30%, được đánh giá không hấp dẫn. Do đó, nếu nhà đầu tư trong nước vẫn chiếm đa số và nắm quyền phủ quyết, thì nhà ĐTNN rất khó tham gia sâu vào vấn đề tái cấu trúc, quản trị của ngân hàng nội.

Điều này cũng dễ hiểu khi  nhà ĐTNN xem việc thành lập một ngân hàng mới 100% vốn nước ngoài hấp dẫn hơn việc góp vốn vào một ngân hàng trong nước. Đó là chưa kể đến tình hình cho vay và nợ xấu tại các ngân hàng nội hiện rất phức tạp, càng làm giảm sự hấp dẫn đối với các  nhà đầu tư ngoại…

Thực tế, cho thấy Chính phủ chấp thuận cho việc tăng tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại DN niêm yết tối đa lên 100% vốn điều lệ, nhưng đối với lĩnh vực ngân hàng do mang tính đặc thù nên độ mở cho nhà đầu tư ngoại vẫn ở mức giới hạn ở mức 30%…

Hiện nay room còn lại cho  nhà ĐTNN khác nhau. Đối với MBank room còn lại là 21%, BIDV 27%, ACB 4%, SHB 19%, Eximbank 4%, Sacombank 26% …nhưng  các  ngân hàng chưa được phép huy động vốn từ thị trường cho đến khi xác định rõ phương án xử lý các vấn đề tồn đọng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong điều kiện nguồn lực trong nước hạn chế, sự tham gia của các nhà ĐTNN vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng là rất cần thiết. Vậy đâu là giải pháp cho ngân hàng nội…

Room sẽ được nới rộng

Việc mở rộng kinh doanh của các ngân hàng ngoại sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu họ được mua lại cổ phần chi phối tại các ngân hàng nội. Nhưng do đây là ngành kinh doanh đặc biệt nên Chính phủ vẫn giới hạn “room ngoại” ở mức 30%…

Trong điều kiện nguồn lực trong nước hạn chế, sự tham gia của các nhà ĐTNN vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng là rất cần thiết. Riêng đối với các ngân hàng yếu kém, việc thu hút vốn ngoại khó khăn hơn do tình hình tài chính – hoạt động đang có vấn đề, ngoài ra cũng gặp nhiều rào cản từ triển vọng xử lý nợ xấu và thỏa thuận về giá. Mặc dù vậy, các ngân hàng nội vẫn có những điểm hấp dẫn riêng và nếu Chính phủ làm tốt vai trò cầm trịch, các  ngân hàng nội chịu nhún nhường thì việc bán vốn cho nhà ĐTNN vẫn có thể thành công.

Thông tư 41/2016/TT-NHNN vừa được NHNN ban hành quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 8% tính từ ngày 1/1/2020

Một trong các cách để các ngân hàng tuân theo tỷ lệ này trong Thông tư 41 thì ngân hàng phải chuẩn bị dần việc tăng vốn tự có ngay từ thời điểm này, tại vì khi áp dụng chuẩn mực mới khi tính chỉ số CAR thì nhiều ngân hàng VN sẽ có chỉ số này dưới 8%.

Theo TS LS Bùi Quang Tín, hiện nay, tỷ lệ tham gia góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng nội địa chỉ được tối đa là 30%. Do đó, nếu trong thời gian tới nếu tỷ lệ này không được Chính phủ cho phép tăng lên thì vốn cấp 1 trong vốn tự có (là phần tử số để tính chỉ số CAR) sẽ rất khó để tăng lên.

Trong một thông điệp mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại các ngân hàng trong nước lên từ mức 30% trong năm  2017 và mở rộng cánh cửa vào TTCK cho các nhà ĐTNN. Trong đó, hướng mở này tập trung hơn ở các ngân hàng yếu kém, như một giải pháp thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài vào thúc đẩy quá trình tái cơ cấu.

LS Tín khẳng định, đây thực sự là một thông tin tốt lành cho các ngân hàng VN trong năm 2017 để có điều kiện tăng vốn và được hỗ trợ trong việc tái cơ cấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, kể cả NHTM có vốn nhà nước và NHTM không có vốn nhà nước.

http://enternews.vn/nam-2017-rong-cua-cho-room-ngan-hang-noi.html

Các tin tức khác

>   Điều hành tỷ giá 2017: Tỷ giá trung tâm có còn là "vũ khí tối tân"? (30/01/2017)

>   Thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng nhanh (29/01/2017)

>   Bộ trưởng Tài chinh Đinh Tiến Dũng và những phút trải lòng đầu năm (28/01/2017)

>   Sacombank: Năm 2016 lãi ròng đạt 372 tỷ đồng (01/02/2017)

>   Sacombank: Năm 2016 lãi ròng đạt 372 tỷ đồng (01/02/2017)

>   Eximbank: Giảm mạnh chi phí dự phòng, quý 4 có lãi 150 tỷ đồng (01/02/2017)

>   BID: Trích lập dự phòng lớn, lãi ròng quý 4 giảm nhẹ đạt 1,538 tỷ đồng (02/02/2017)

>   NHNN sẽ hút ròng qua kênh OMO trong các tuần ngay sau Tết (25/01/2017)

>   ABBank: Lãi trước thuế 2016 trên 288 tỷ, tăng 168% so 2015 (25/01/2017)

>   Giá vàng chạm ngưỡng 37 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm vọt lên 22,202 đồng (25/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật