Thứ Năm, 05/01/2017 08:10

Cây bắp vẫn chưa hấp dẫn nông dân

Một trong những mong muốn của ngành nông nghiệp khi hỗ trợ kinh phí để nông dân chuyển từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng bắp là nhằm giảm lượng bắp nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, diện tích trồng lúa đã giảm nhưng diện tích trồng bắp vẫn không tăng.

Trong nhiều năm qua, diện tích trồng bắp luôn ở dưới 1,2 triệu héc ta, do đó, không tăng được diện tích, Việt Nam đồng ý cho trồng bắp biến đổi gen với hy vọng năng suất bắp sẽ tăng lên. Ảnh: NH

Chia sẻ tại Hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam vào cuối tháng 12-2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ nay đến năm 2020, sẽ chuyển đổi 700.000 héc ta trồng lúa sang các loại cây trồng khác. Như vậy, thời gian tới, diện tích trồng lúa sẽ tiếp tục giảm, diện tích trồng màu sẽ tiếp tục tăng.

Ý tưởng giảm diện tích trồng lúa, chuyển sang trồng các loại cây khác bắt đầu từ năm 2014, khi Chính phủ có quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/héc ra tiền giống để khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng.

Trao đổi với TBKTSG Online vào thời điểm đó, một cán bộ của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết ngành nông nghiệp kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiền giống cho nông dân với mong muốn người dân chuyển sang trồng bắp nhiều hơn nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu.

Năm 2015, ý tưởng này đã thu được “trái ngọt” khi diện tích trồng bắp đã đạt gần 1.179.300 héc ta, tăng 400 héc ta so với năm 2014. Cụ thể, năm 2014, diện tích trồng bắp của cả nước theo số liệu của Bộ NN&PTNT là 1.178.900 héc ta.

Đến năm 2016, diện tích trồng lúa tiếp tục giảm. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2016, tổng diện tích lúa cả nước ước đạt 7,8 triệu héc ta, giảm 0,5% so với cùng kỳ. Đi liền với việc giảm diện tích trồng lúa, diện tích trồng các loại hoa màu khác đều tăng.

Cụ thể, diện trích trồng khoai mì (sắn) ước đạt 570.000 héc ta, tăng 0,4%; diện tích rau các loại tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 908.100 héc ta. Thế nhưng, diện tích trồng bắp của cả nước là 1.150.000 héc ta, giảm 29.300 héc ta so với năm 2015 và giảm 28.900 héc ta so với năm 2014, lúc chưa có quyết định hỗ trợ tiền giống khi chuyển đổi cây trồng. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, nông dân không mặn mà với cây bắp nên diện tích sụt giảm không tăng mà còn giảm.

Về phía mình, trong báo cáo năm 2016, Bộ NN&PTNT giải thích diện tích trồng bắp giảm là do lâu nay, người dân trồng bắp ở các tỉnh Tây Nguyên trồng xen trong vườn cây lâu năm khép tán; một số tỉnh ở Đông Nam bộ và ĐBSCL do chuyển đổi sang trồng sắn, hay loại cây trồng khác...

Như vậy có thể thấy, cây bắp vẫn chưa hấp dẫn người dân so với nhiều cây trồng khác. Do đó, dù Bộ NN&PTNT có ý định chuyển 700.000 héc ta trồng lúa sang cây trồng khác, cây bắp chưa hẳn được người nông dân muốn chọn lựa. Điều này đồng nghĩa là Việt Nam sẽ phải nhập khẩu bắp ngày càng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong nước.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016, Việt Nam đã nhập 8,3 triệu tấn bắp, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Lượng bắp nhập khẩu chủ yếu từ hai nước Nam Mỹ là Brazil và Argentina - hai quốc gia đang cho trồng bắp biến đổi gen trên diện rộng.

http://www.thesaigontimes.vn/155725/Cay-bap-van-chua-hap-dan-nong-dan.html

Các tin tức khác

>   Lời giải cho bài toán mía nguyên liệu (03/01/2017)

>   Năm 2017 dự báo khả quan với các nước xuất khẩu gạo (03/01/2017)

>   Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "2016 là năm u ám của ngành lúa gạo" (31/12/2016)

>   Ta có dám học Campuchia làm lúa gạo không? (29/12/2016)

>   Năm 2017 với nỗi lo đường nhập lậu (29/12/2016)

>   Đứng trước khó khăn, ngành thủy sản 2016 vẫn đạt kết quả khả quan (27/12/2016)

>   Cảnh báo lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (27/12/2016)

>   Gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo với Philippines (26/12/2016)

>   Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu nông sản vào Đài Loan năm 2017 (26/12/2016)

>   Việt Nam đứng thứ 4 châu Á về tổng lượng tiêu thụ càphê năm 2015 (25/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật